Bài tập trắc nghiệm về Dòng điện trong Chất khí và Chất bán dẫn môn Vật lý 11

Bài Tập Trắc Nghiệm về Dòng Điện trong Chất Khí và Chất Bán Dẫn

Câu 1. Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì

A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.

B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.

C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.

D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.

Câu 2. Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì

A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng.

B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng.

C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do.

D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng.

Câu 3. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion dương.                                                             B. ion âm.

C. ion dương và ion âm.                                                   D. ion dương, ion âm và electron tự do.

Câu 4. (HK1 chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai năm học 2017-2018). Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí, hình thành do

A. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa.             B. anôt bị nung nóng phát ra electron.

C. catôt bị nung nóng phát ra electron.                            D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa bên ngoài.

Câu 5. Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?

A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa;

B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp;

C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron;

D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?

A. đánh lửa ở buzi;                                   B. sét.                               

C. hồ quang điện;                                    D. dòng điện chạy qua thủy ngân.

Câu 7. Câu nào dưới đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện thế U giữa hai cực tụ điện chứa chất khí trong quá trình dẫn điện không tự lực là không đúng?

A. Với U quá lớn: I tăng nhanh theo U.                          B. Với mọi giá trị của U: I luôn tăng tỉ lệ với U.

C. Với U nhỏ: I tăng theo U.                                           D. Với U đủ lớn: I đạt giá trị bão hoà.

Câu 8. Trong các dòng điện sau:

I. Dòng điện qua dây dẫn kim loại (nhiệt độ không đổi)

II. Dòng điện qua bình điện phân

III. Dòng điện trong chất khí

Dòng điện nào tuân theo định luật Ôm?

A. I và II                                B. I.                                  

C. II.                                  D. I, II, III.

Câu 9. Dòng điện trong môi trường nào dưới đây là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron?

A. chất bán dẫn.                     B. chất điện phân.             

C. chất khí.                        D. kim loại.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn ?

A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;                                     B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;

C. phụ thuộc vào bản chất;                                               D. không phụ thuộc vào kích thước.

Câu 11. Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn

A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.              B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.

C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.             D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

Câu 12. Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?

A. bo;                                     B. nhôm;                           

C. gali;                               D. phốt pho.

Câu 13. Lỗ trống là

A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.

B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.

C. một vị trí liên kết bị thiếu êlectron nên mang điện dương.

D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.

Câu 14. Pha tạp chất đonơ vào silic sẽ làm

A. mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.

B. mật độ lỗ trống trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ electron dẫn.

C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.

D. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển.

Câu 15. Trong các chất sau, tạp chất nhận là

A. nhôm.                                B. phốt pho.                      

C. asen.                              D. atimon.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?

A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận.

C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p.

D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Câu 17. Tranzito có cấu tạo

A. gồm một lớp bán dẫn pha tạp loại n (p) nằm giữa 2 bán dẫn pha tạp loại p (n).

B. 2 lớp bán dẫn pha tạp loại p và loại n tiếp xúc với nhau.

C. 4 lớp lớp bán dẫn loại p và loại n xen kẽ tiếp xúc nhau.

D. một miếng silic tinh khiết có hình dạng xác định.

Câu 18. Diod bán dẫn có tác dụng

A. chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).

B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.

C. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó.

D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.

Câu 19. Tranzito n – p – n có tác dụng

A. chỉnh lưu dòng điện điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều).

B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi.

C. làm khuyếch đại dòng điện đi qua nó.

D. làm dòng điện đi qua nó thay đổi chiều liên tục.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm về Dòng điện trong Chất khí và Chất bán dẫn môn Vật lý 11. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?