Bài tập trắc nghiệm và tự luận về Amoniac và muối amoni môn Hóa 11 năm 2019 - 2020

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN VỀ AMONIAC VÀ MUỐI AMONI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2019 - 2020

 

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:

- Amoniac là ...(1).........không màu, có mùi ...(2).......nhẹ hơn không khí. Khí amoniac tan ...(3)........ trong nước. Dung dịch amoniac đậm đặc có nồng độ 25%.

- Amoniac được sử dụng chủ yếu để sản xuất axit ...(4).......như urê, amoni nitrat, amoni sunfat,...(5) điều chế hiđrazin N2H4 là nhiên liệu cho tên lửa. Amoniac được dùng làm chất ...(6)....... trong thiết bị lạnh.

- Trong công nghiệp, amoniac được tổng hợp từ ...(7)....... và ...(8).......

- Muối amoni là chất tinh thể ion, gồm cation ...(9)...... và anion gốc axit, ví dụ NH4Cl, (NH4)2SO4,...

- Tất cả các muối amoni đều ...(10)...... trong nước, khi tan điện li hoàn toàn thành các ion. Ion không có màu.

Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu X (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

TÊN CHẤT

Ở điều kiện thường, là chất khí tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí. Phân tử chỉ có các liên kết đơn. Có tính khử mạnh và tính bazơ yếu. Dùng để sản xuất phân đạm urê (NH2)2CO.

 

Là muối, tan nhiều trong nước. Tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí mùi khai và xốc.

 

Câu 3: Cho sơ đồ sau: Khí A (+ H2O) → Dung dịch A (+ HCl) → B (+ NaOH) → Khí A (+ HNO3) → C (to) → D + H2O

Biết A là hợp chất của nitơ. Xác định các chất A, B, C, D và hoàn thành các phương trình hóa học.

Câu 4: 

a. Đốt cháy hết 6,8 gam NH3 bằng O2 (to, Pt) tạo thành khí NO và H2O. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng.

b. Cho 1,12 lít khí NH3 (đktc) tác dụng với 16 gam CuO nung nóng, sau phản ứng còn lại chất rắn X (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính thể tích HCl 0,5M cần để phản ứng hoàn toàn với X.

c. Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tính phần trăm khối lượng Cu trong X.

Câu 5: 

a. Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu?

b. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3-, thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) khí. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu?  

c. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi).

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một lít nước ở 20oC hoà tan được bao nhiêu lít khí amoniac?

A. 200.                                B. 400.                           C. 500.                           D. 800.

Câu 2: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa?

A. AlCl3.                             B. H2SO4.                      C. HCl.                          D. NaCl.

Câu 3: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A. chuyển thành màu đỏ.                                          B. chuyển thành màu xanh.

C. không đổi màu.                                                     D. mất màu.

Câu 4: Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử dụng chất xúc tác là

A. nhôm.                             B. sắt.                             C. platin.                        D. niken.

Câu 5: Dung dịch amoniac trong nước có chứa

A. NH4+, NH3.                    B. NH4+, NH3, H+.         C. NH4+, OH-.                D. NH4+, NH3, OH-.

Câu 6: Vai trò của NH3 trong phản ứng  là

A. chất khử.                        B. axit.                           C. chất oxi hóa.              D. bazơ.

Câu 7: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

A. khói màu trắng.              B. khói màu tím.            C. khói màu nâu.            D. khói màu vàng.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp

A. đẩy nước.                                                             B. chưng cất.

C. đẩy không khí với miệng bình ngửa.                    D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược.

Câu 9: Tìm phản ứng viết sai:

A. NH3 + HNO3 → NH4NO3

B. 2NH3 + 3CuO →  N2 + 3Cu + 3H2O

C. 4NH3 + 5O2 →  4NO + 6H2O

D. 3NH3 + AlCl3 + 3H2→  Al(OH)3 + 3NH4Cl

Câu 10: Tìm phản ứng viết sai:

A. NH4NO3 → NH3 + HNO3                           

B. (NH4)2CO→  2NH3 + CO2 + H2O

C. NH4Cl →  NH3 + HCl                                 

D. NH4HCO3 →  NH3 + CO2 + H2O

Câu 11: Tính chất hóa học của NH3

A. tính bazơ mạnh, tính khử.                                    B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.

C. tính khử mạnh, tính bazơ yếu.                             D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.

Câu 12: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3

A. HCl (dd hoặc khí), O2 (to), CuO, AlCl3 (dd).         B. H2SO4 (dd), CuO, H2S, NaOH (dd).

C. HCl (dd), FeCl3 (dd), CuO, Na2CO3 (dd).             D. HNO3 (dd), CuO, H2SO4 (dd), Na2O.

Câu 13: Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:

A. NH3 được dùng để sản xuất HNO3.

B. NH3 tác dụng với dung dịch AlCl3 tạo thành kết tủa trắng keo.

C. Khí NH3 tác dụng với oxi (Fe, to) tạo khí NO.

D. Điều chế khí NH3 bằng cách cô cạn dung dịch muối amoni.

Câu 14: Phát biểu không đúng là

A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.

B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 15: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:           

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh

A. tính tan nhiều trong nước của NH3.                    

B. tính bazơ của NH3.

C. tính tan nhiều trong nước và tính bazơ của NH3

D. tính khử của NH3.

Câu 16: Cho 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 48 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X và giải phóng khí Y. Để tác dụng vừa đủ với chất rắn X cần một thể tích dung dịch HCl 2M là

A. 900 ml.                           B. 600 ml.                      C. 300 ml.                      D. 1200 ml.

Câu 17: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là

A. 2,24 lít.                          B. 1,12 lít.                      C. 0,112 lít.                    D. 4,48 lít.

Câu 18: Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch kiềm của một kim loại hóa trị II, thu được 4,48 lít khí ở đktc và 26,1 gam muối. Kim loại đó là

A. Ca (40).                          B. Mg (24).                    C. Cu (64).                     D. Ba (137).

Câu 19: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol ; 0,12 mol và 0,05 mol . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,190.                             B. 7,020.                        C. 7,875.                        D. 7,705.

Câu 20: Có 100 ml dung dịch X gồm: NH4+, K+, CO32–, SO42–. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,72 lít (đktc) khí NH3 và 43 gam kết tủa. Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 2,24 lít (đktc) khí CO2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,9.                               B. 44,4.                          C. 49,8.                          D. 34,2.

...

Trên đây là toàn bộ dung Bài tập Amoniac - Muối amoni năm học 2019 - 2020 để xem thêm nhiều tài liệu hay, bổ ích các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em làm bài tốt, đạt kết quả thật cao! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?