BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ANKIN – ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020
Câu 1: Hợp chất nào là ankin?
A. C2H2 B. C8H8
C. C4H4 D. C6H6
Câu 2: Công thức chung của ankin là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1) B. CnH2n-2 (n ≥ 3)
C. CnH2n-2 (n ≥ 2) D. CnH2n-6 (n ≥ 6)
Câu 3: Chất CH3-C(CH3)2-C≡CH có tên là gì ?
A. 2,2-đimetylbut-1-in
B. 2,2-đimeylbut-3-in
C. 3,3-đimeylbut-1-in
D. 3,3-đimeylbut-2-in
Câu 4: Để nhận biết 3 khí trong 3 lọ mất nhãn:C2H6, C2H4, C2H2, người ta dùng các hoá chất nào
A. dung dịch Br2
B. dung dịch AgNO3/NH3 và Br2 *
C. dung dịch AgNO3/NH3
D. dung dịch HCl, Br2
Câu 5: Có các chất khí sau: CH4 ; SO2 ; CO2 ; C2H4 ; C2H2, số chất khí làm mất mầu dung dịch nước brom là:
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 6: Tinh chế etilen có lẫn axetilen bằng cách cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch chứa:
A. dung dịch brom B. dung dịch KMnO4
C. dung dịch AgNO3/NH3 D. dd H2SO4
Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân Ankin có CTPT C5H8 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng
A. 2 B. 3
C. 5 D. 4
Câu 8: C2H4 và C2H2 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây :
A. H2 ; NaOH ; dd HCl
B. CO2 ; H2 ; dd KMnO4
C. dd Br2 ; dd HCl ; dd AgNO3/NH3 dư
D. dd Br2 ; dd HCl ; dd KMnO4
Câu 9: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Khi nói về khả năng phản ứng của cac chất này thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4
B. có ba chất cókhả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. có hai chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
D. cả bốn chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
Câu 10: Phương pháp chủ yếu để sản xuất axetilen trong công nghiệp hiện nay là dựa vào phản ứng nào dưới đây?
A. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2
B. C2H4 → C2H2 + H2
C. 2CH4 → C2H2 + 3H2
D. C2H6 → C2H2 + 2H2
Mức độ vận dụng
Câu 11: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc) và 2,7g H2O. Thể tích khí oxi (đktc) tham gia phản ứng cháy là:
A. 2,48 lit B. 4,53 lit
C. 3,92 lit D. 5,12 lit
Câu 12: Chia hỗn hợp hai ankin thành 2 phần bằng nhau.
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam hơi nước.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã phản ứng là:
A. 6,4 gam B. 3,2 gam
C. 1,4 gam D. 2,3 gam
Câu 13: Trộn hiđrocacbon A với lượng dư H2 được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hết 4,8gam B tạo ra 13,2 gam CO2. Mặt khác 4,8 gam hỗn hợp khí B trên làm mất màu dung dịch chứa 32 gam brom. Vậy công thức phân tử của A là:
A. C3H4 B. C4H8
C. C2H2 D. C3H6
Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4gam. Công thức phân tử của hai ankin đó là:
A. C2H2 và C3H4. B. C3H4 và C4H6.
C. C4H6 và C5H8. D. C5H8 và C6H10.
Câu 15: Hỗn hợp A gồm một propin và một ankin X. Cho 0,3 mol A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO3 trong NH3. Ankin X là:
A. Axetilen B. But - 1 - in
C. But - 2 - in D. Pen - 1 - in
Câu 16: A là một hiđrocacbon mạch hở không phân nhánh có CTPT là C6H6. Một mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy tạo ra 292g kết tủa. Tên của A là:
A. Benzen B. Hexa-1,3-điin
C. Hexa-1,4- điin D. Hexa -1,5 - điin
Câu 17: Hiđrat hóa 5,6 lit C2H2 (đktc) với hiệu suất 80% thu được sản phẩm có khối lượng:
A. 8,8g B. 4,4g C. 6,6g D. 7,8g
Câu 18: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là:
A. 1,04 gam. B. 1,64 gam.
C. 1,20 gam. D. 1,32 gam.
Câu 19: Cho 6,7 gam hỗn hợp hai hiđrocacbon có công thức phân tử là C3H4 và C4H6 lội qua một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 22,75g kết tủa vàng (không thấy có khí thoát ra khỏi dung dịch). Vậy phần trăm các khí trên lần lượt là:
A. 33,33% và 66,67% B. 66,67% và 33,33%
C. 59,7% và 40,3% D. 29,85% và 70,15%
Câu 20: Hỗn hợp X gồm hiđro và axetilen có tỉ khối hơi so với H2 bằng 5,8. Dẫn 1,792 lít X (đktc) qua bột Ni nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X và tỉ khối hơi của khí thu được so với H2 là:
A. 40%H2; 60%C2H2; 29 B. 40%H2; 60%C2H2; 14,5
C. 60%H2; 40%C2H2; 29 D. 60%H2; 40%C2H2; 14,5
Câu 21: Em hãy giải thích tại sao lại dùng ngọn lửa axetilen để hàn kim loại?
Câu 22: Khi ao cá có đất đèn rơi xuống thì môi trường sống của cá có bị ảnh hưởng hay không?
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm về Ankin - Ôn tập môn Hóa học 11 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập HK2 phần Ankan - Anken - Ankin và Aren môn Hóa học 11 năm 2019-2020
- Bài tập về Ankanđien - Tecpen - Ankin môn Hóa 11 năm học 2019 - 2020 Trường THPT Chuyên Hùng Vương
Chúc các em học tập thật tốt!