Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Địa lý khu vực và quốc gia Địa lý 11 - Mức độ thông hiêu có lời giải chi tiết

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA ĐỊA LÝ 11 - Mức độ thông hiểu có lời giải chi tiết

Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không phải là của toàn cầu hóa kinh tế?

    A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

    B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

    C. Các công ty xuyên quốc gia thu hẹp ảnh hưởng.

     D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 2. Các đồng bằng ven Thái Bình Dương của Hoa Kì có khí hậu

A. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.             B. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương.

C. ôn đới và nhiệt đới gió mùa.                        D. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện thiên nhiên miền Đông của Trung Quốc?

A. Thường có lụt lội ở các đồng bằng.            B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

C. Mùa hạ thường có lượng mưa rất ít.           D. Có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 4. Phần lãnh thổ phía bắc của Nhật Bản có khí hậu

A. cận nhiệt đới.                                             B. nhiệt đới gió mùa.

C. cận xích đạo.                                              D. ôn đới.

Câu 5. Phương châm phát triển quan hệ hợp tác “Láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài hướng tới tương lai ” là của hai nước nào sau đây

A. Việt Nam và Campuchia.                           B. Việt Nam và Lào

C. Việt Nam và Thái Lan.                              D. Việt Nam và Trung Quốc

Câu 6. Ngành giao thông vận tải nào dưới đây góp phần rất quan trọng trong việc phát triển vùng Đông Xibia đầy tiềm năng nhưng khí hậu vô cùng khắc nghiệt?

A. Đường ống            B. Đường sắt.              C. Đường thủy.           D. Đường hàng không.

Câu 7. Rừng lá kim chiếm diện tích lớn ở Liên bang Nga vì quốc gia này

A. nằm trong vành đai ôn đới.                        B. có các đồng bằng rộng lớn.

C. có nhiều vùng đầm lầy.                              D. bị băng tuyết bao phủ.

Câu 8. Loại gia súc được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là

A. bò sữa.                  B. cừu.                        C. gia cầm.                  D. lợn.

Câu 9. Ở Liên bang Nga ngành chăn nuôi lợn phân bố chủ yếu ở

A. đồng bằng Tây Xi-bia.                               B. đồng bằng Đông Âu.

C. cao nguyên Trung Xi-bia.                          D. dãy núi U-ran.

Câu 10. Hoa Kì không phải là nước xuất khẩu nhiều

A. cà phê.                  B. đỗ tương.                C. ngô.                        D. lúa mì.

Câu 11. Các cây trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là

A. cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường.         B. mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao.

C. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.         D. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu.

Câu 12. Phần lớn dân cư Hoa Kì có nguồn gốc từ

A. châu Âu.               B. châu Á.                   C. châu Phi.                D. Mĩ La tinh.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Liên minh châu Âu (EU)?

  1. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
  2. Là liên kết chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới.
  3. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.
  4. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài.

Câu 14. Dân cư Trung Quốc tập trung ở miền Đông chủ yếu là do

A. có nhiều trung tâm kinh tế lớn.                  B. đất đai màu mỡ.

    C. có nhiều hệ thống sông lớn.                       D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 15. Đặc điểm xã hội nào sau đây là cơ sở hình thành Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?

  1. Có nhiều dân tộc, phân bố không theo biên giới quốc gia.
  2. Tương đồng về phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa.
  3. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
  4. Tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo trong lịch sử nhân loại.

Câu 16. Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nền kinh tế Liên bang Nga khôi phục lại vị trí cường quốc từ năm 2000 đến nay là do

A. tận dụng các khoản vay nước ngoài.          B. kế thừa chính sách kinh tế của Liên Xô.

C. thực hiện Chiến lược kinh tế mới.              D. đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng.

Câu 17. Tài nguyên dầu khí của Hoa Kì tập trung nhiều nhất ở

A. bang Tếch-dat và ven vịnh Mêhicô.           B. bang Mit-xu-ri và ven Đại Tây Dương.

C. bang Nê-va-đa và ven Thái Bình Dương.   D. bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.

Câu 18. Sau 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là

  1. 10/11 quốc gia khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN.
  2. tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước trong khu vực cao và bền vững.
  3. đời sống của người dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng phát triển rất hiện đại.
  4. tạo dựng được một khu vực hòa bình, tuyệt đối ổn định trong khu vực.

Câu 19. Nhận định nào sau đây không chính xác về nông nghiệp Trung Quốc?

  1. Lúa mì, ngô, củ cải đường tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc
  2. Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc gồm cả các cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
  3. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
  4. Các sản phẩm nông nghiệp chính ở miền Tây là lúa gạo, lúa mì, lợn, gia cầm.

Câu 20. Nguyên nhân sâu xa nhất của tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là

  1. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
  2. nguồn dầu mỏ và vị trí địa - chính trị quan trọng của khu vực
  3. hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan.
  4. sự tranh giành đất đai, nguồn nước và những định kiến xã hội.

Câu 21. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc?

  1. Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang.
  2. Trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến 1050Đ.
  3. Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
  4. Khoáng sản nổi tiếng là kim loại màu như vàng, đồng, chì.

Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Hoa Kì?

  1. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
  2. Các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại.
  3. Số khách du lịch quốc tế nhiều hơn khách nội địa.
  4. Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đặc điểm khí hậu phần phía bắc Nhật Bản?

  1. Khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng.
  2. Khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
  3. Khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều, không có mùa đông.
  4. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh và kéo dài.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955 - 1973?

  1. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp gắn với áp dụng kĩ thuật mới
  2. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.
  3. Tận dụng những thời cơ do xu hướng toàn cầu hóa mang lại.
  4. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, phát triển cả các xí nghiệp lớn và nhỏ.

Câu 25. Một người Đức có thể làm việc ở mọi nơi tại nước Pháp như một người Pháp. Đây là kết quả của việc thực hiện

A. tự do lưu thông dịch vụ.                             B. tự do lưu thông hàng hóa.

C. tự do lưu thông tiền vốn.                           D. tự do di chuyển.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay?

  1. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
  2. Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP.
  3. Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh
  4. Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc

Câu 27. So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên?

  1. Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn.
  2. Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều.
  3. Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn.
  4. Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn.

Câu 28. Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào

  1. sự suy giảm của các cường quốc khác.
  2. trình độ khoa học kỹ thuật cao.
  3. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
  4. nguồn nguyên liệu phong phú.

Câu 29. Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do

  1. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều.
  2. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
  3. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao.
  4. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Trung Quốc?

  1. Diện tích cây công nghiệp lớn hơn cây lương thực
  2. Bình quân lương thực tính theo đầu người rất cao.
  3. Ngành chăn nuôi chiếm ưu thế so với trồng trọt.
  4. Sản xuất được nhiều nông phẩm có năng suất cao.

Đáp án trắc nghiệm ôn tập phần Địa lý khu vực và quốc gia Địa lý 11

1. C

2. A

3. C

4. D

5. D

6. B

7. A

8. B

9. B

10. A

11. C

12. A

13. C

14. A

15. B

16. C

17. A

18. A

19. D

20. B

21. A

22. C

23. B

24. C

25. D

26. A

27. A

28. C

29. B

30. D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-50 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Địa lý khu vực và quốc gia Địa lý 11 - Mức độ thông hiêu có lời giải chi tiết vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Địa lý khu vực và quốc gia Địa lý 11 - Mức độ thông hiêu có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?