60 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia Địa lý 11 nâng cao có đáp án

60 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA ĐỊA LÝ 11 NÂNG CAO CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Cây trồng nào sau đây không phải là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam ở Trung Quốc?

  1. Lúa gạo.                B. Lúa mì.                   C. Chè.                        D. Bông.

Câu 2. Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là của miền Tây Trung Quốc?

  1. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  2. Hạ lưu của các con sông lớn, thường xuyên bị lụt lội vào mùa hạ.
  3. Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc lớn.
  4. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

Câu 3. Nông nghiệp đang đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế ở vùng kinh tế nào của Nhật Bản?

A. Hôcaiđô.               B. Xicôcư.                   C. Kiuxiu.                   D. Hônsu.

Câu 4. Cơ quan nào của EU có quyền lực chính trị cao nhất?

A. Ủy ban liên minh châu Âu.                        B. Nghị viện châu Âu.

C. Hội đồng bộ trưởng EU.                            D. Hội đồng châu Âu.

Câu 5. Sắp xếp theo thứ tự gia nhập ASEAN của các nước trong khu vực Đông Nam Á?

  1. Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.
  2. Việt Nam, Thái Lan, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.
  3. Thái Lan,Việt Nam, Cam-pu-chia, Mi-an-ma và Bru-nây.
  4. Thái Lan,Việt Nam, Bru-nây, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Câu 6. Phần lớn địa hình phần lãnh thổ phía Tây của Liên Bang Nga là

A. sơn nguyên đá vôi.                                     B. đầm lầy.

C. núi và cao nguyên.                                     D. đồng bằng.

Câu 7. Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi

  1. các dãy núi chạy dài theo hướng tây- đông hoặc bắc- nam.
  2. các dãy núi chạy dài theo hướng tây nam- đông bắc hoặc tây- đông.
  3. các con sông lớn chảy theo hướng bắc- nam.
  4. các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc- đông nam hoặc bắc- nam.

Câu 8. Đặc điểm của địa hình Nhật Bản là

A. chủ yếu là cao nguyên.                               B. chủ yếu là đồi núi, ít đồng bằng.

C. chủ yếu là đồng bằng.                                D. chủ yếu là núi lửa.

Câu 9. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là

  1. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
  2. chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô vàluyện kim.
  3. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
  4. chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á?

A. Khí hậu nóng ẩm.                                      B. Khoáng sản nhiêu loại.

C. Rừng ôn đới phổ biến.                               D. Đất trồng đa dạng.

Câu 11. Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc - đi - ê là

  1. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc,
  2. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng Bắc - Nam.
  3. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới à cận nhiệt hải dương.

Câu 12. Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây trong quá trình cải cách nông nghiệp

A. Sử dung các công nghệ sản xuất mới.        B. Giao quyên sử dụng đất cho nông dân.

C. Tập trung vào tăng thuế nông nghiệp.       D. Xây dựng các công trình thủy lợi nhất

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đêu?

  1. GDP bình quân của một số nước rất cao, trong khi nhiêu nước còn thấp.
  2. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia.
  3. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau.
  4. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiêu quốc gia chưa hợp lí.

Câu 14. Đặc điểm chế độ mưa ở miền Đông Trung Quốc là

A. mưa chủ yếu vào thu đông.                        B. mưa quanh năm

C. mưa nhiều vào mùa hạ.                              D. lượng mưa thấp quanh năm

Câu 15. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa tận dụng hết tiềm năng của biển để đánh bắt hải sản là

  1. không có nhiều ngư trường, thời tiết trong khu vực diễn biến rất thất thường.
  2. môi trường biển trong khu vực bị ô nhiễm rất trầm trọng
  3. các nước chưa chú trọng vào hoạt động kinh tế biển.
  4. phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga?

  1. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn.
  2. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.
  3. Hệ thống đường sắt có vai trò quan trọng
  4. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

Câu 17. Tài nguyên dầu khí của Hoa Kì phải là khó khăn hiện nay của các nước EU?

A. Nạn di cư từ các nước Trung Đông.           B. Bùng nổ dân số.

C. Xảy ra nhiều cuộc xung đột, khủng bố        D. Một số nước tách ra khỏi EU.

Câu 18. Cơ cấu GDP của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng

  1. Giảm tỉ trọng khu vực I, III; tăng tỉ trọng khu vực II.
  2. Tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II, III.
  3. Giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II, III.
  4. Giảm tỉ trọng khu vực I, II; tăng tỉ trọng khu vực III.

Câu 19. Đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì là

  1. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở vùng núi Coocđie.
  2. tập trung ở vùng ven Đại Tây Dương, thưa thớt ở miền Tây.
  3. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở miền Tây.
  4. tập trung ở miền Đông Bắc, thưa thớt ở miền Tây.

Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn với Liên Bang Nga?

  1. Các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu diễn ra ở vùng Xibia vì tài nguyên giàu có, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời và có vùng biển rộng.
  2. Dân cư tập trung chủ yếu ở phía nam vùng đồng bằng Đông Au và cùng biển Viễn Đông vì giàu tài nguyên và giao thông thuận lợi.
  3. Quy mô dân số ngày càng giảm, cơ cấu dân số già, mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 1 người/km2), tỉ lệ biết chữ xấp xỉ 100%.
  4. Dẫn đầu thế giới về diện tích tự nhiên, tài nguyên rừng lá kim, tài nguyên khoáng sản, số múi giờ và tài nguyên đất nông nghiệp.

Câu 21. Cấu trúc địa hình lãnh thổ nội địa của Hoa Kỳ từ Tây sang Đông có các dạng cơ bản sau:

A. núi trẻ-núi già-đồng bằng                           B. đồng bằng-núi già -núi trẻ.

C. núi già - núi trẻ - đồng bằng.                      D. đồng bằng - núi trẻ - núi già.

Câu 22. Vị trí của Trung Quốc được xếp vào khu vực

A. Đông Á.                B. Đông Nam Á.         C. Bắc Á.                    D. Nam Á.

Câu 23. Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về an toàn vào năm

A. 2004.                    B. 2001.                      C. 2002.                      D. 2003.

Câu 24. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt ở Nhật Bản là

A. Hô- cai- đô           B. Xi- Cô- cư               C. Hôn- su                  D. Kiu- Xiu

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về Đông Nam Á?

  1. Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
  2. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn.
  3. Vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ôxtrâylia.
  4. Là nơi các cường quốc muốn cạnh tranh ảnh hưởng.

Câu 26. Điểm khác nhau Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo ở đặc điểm có

A. các đảo, quần đảo.                                     B. nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.

C. khí hậu xích đạo.                                        D. các sông lớn hướng Bắc-Nam.

Câu 27. Cảnh quan chính của Mĩ La-tinh là

  1. xavan và xavan rừng, thảo nguyên và thảo nguyên rừng.
  2. vùng núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc
  3. thảo nguyên và thảo nguyên rừng, vùng núi cao.
  4. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, xavan và xavan rừng.

Câu 28. Kiểu địa hình nào sau đây không thuộc Mĩ La-tinh?

A. Dãy An-đet.                                               B. Bồn địa Sat.

C. Đồng bằng Amadôn.                                 D. Sơn nguyên Guy-an.

Câu 29. Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở

A. cao nguyên Trung Xi-bia.                          B. đồng bằng Tây Xi-bia.

C. đồng bằng Đông Âu.                                 D. ven Bắc Băng Dương.

Câu 30. Đâu là phát biểu không đúng về khu vực Đông Nam Á?

  1. Là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  2. Gồm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo xen lẫn các vịnh biển.
  3. Nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao.
  4. Có nhiều dân tộc, phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.

Đáp án từ câu 1-30 trắc nghiệm ôn tập phần Địa lý khu vực và quốc gia Địa lý 11

1. B

2. C

3. B

4. D

5. A

6. D

7. D

8. B

9. A

10. C

11. C

12. C

13. A

14. C

15. D

16. B

17. B

18. D

19. B

20. C

21. A

22. A

23. D

24. A

25. A

26. B

27. D

28. B

29. B

30. C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-60 của tài liệu 60 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia Địa lý 11 nâng cao có đáp án vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 60 Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí khu vực và quốc gia Địa lý 11 nâng cao có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?