TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 3, 4, 5 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
CHƯƠNG III : AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H7N :
A. 1 đồng phân B. 5 đồng phân C. 4 đồng phân D. 3 đồng phân
Câu 2: Amin nào dưới đây có 8 đồng phân cấu tạo?
A. C2H7N B. C4H11N C. C3H9N D. C5H13N
Câu 3: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 5 B. 7 C. 6 D. 4
Câu 3: Số lượng đồng phân amin có chứa vòng benzen ứng với công thúc phân tử C7H9N là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Cho amin có cấu tạo: CH3- CH(CH3)- NH2. Tên đúng của amin là trường hợp nào sau đây:
A. Propylamin B. Đimetylamin C. etylamin D. Propan-2-amin
Câu 5: Tên gọi của C6H5NH2 là:
A. Benzil amoni B. Benzyl amoni C. Hexyl amoni D. Anilin
Câu 6: Cho các phát biểu nào sau đây. không đúng?
a)Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
b)Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
c)Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm.
d)Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
e)Với amin RNH2, gốc R- hút electron làm tăng độ mạnh tính bazơ và ngược lại.
g)Cách thuận lợi nhất để nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 là nhận biết bằng mùi
Số phát biểu không đúng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 7: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất ?
A. Anilin B. Metylamin C. Amoniac D. Dimetylamin
Câu 8: Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất:
A. NH3 B. CH3CONH2 C. CH3CH2CH2OH D. CH3CH2NH2
Câu 9: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự:
A. C6H5NH2; NH3; CH3NH2; (CH3)2NH B. NH3; CH3NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2
C. (CH3)2NH; CH3NH2; NH3; C6H5NH2 D. NH3; C6H5NH2; (CH3)2NH; CH3NH2
Câu 10: Chất nào sau đây không có phản ứng với dung dịch C2H5NH2 trong H2O?
A. HCl. B. H2SO4. C. NaOH. D. quỳ tím.
Câu 11: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây:
A. NaOH B. NH3 C. NaCl D. FeCl3 và H2SO4
Câu 12: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?
A. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-
B. C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C. Fe3+ + 3CH3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+
D. C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 + 3HBr
Câu 13: Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3CH2NH2 D. CH3NHCH2CH3
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ mol = 8: 9, thì công thức phân tử của amin là:
A. C3H9N B. C4H8N C. C4H9N D. C4H11N
Câu 15: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lý?
A. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết.
B. Hòa tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, tách dehalogen hóa thu được anilin.
C. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi CO2 vào đó đến dư thu được anilin tinh khiết.
D. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng brom để tách anilin ra khỏi benzen.
Câu 16: Trung hòa 200 ml dung dịch metylamin cần 300 ml dd HCl 1M. Giả sử thể tích không thay đổi. CM của: etylamin là:
A. 1,6 B. 1,5 C. 1,4 D. 1
Câu 17: Một amin (X) tác dụng với dd HCl thu được muối RNH3Cl, trong đó nito chiếm 17,178% về khối lượng. Công thức của X là:
A. CH5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H11N.
Câu 18: Cho 1,46 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dd HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,19 gam muối khan. Số công thức cấu tạo amin bậc 2 ứng với công thức phân tử của X là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 19: Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dd H2SO4 có pH =1. Phát biểu không chính xác về X là:
A. X là chất khí
B. Tên gọi X là etyl amin
C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh
D. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,448 lit CO2 ở đktc
Câu 20: Lấy 3,6g hỗn hợp gồm đơn chức no tác dụng hết với dd HCl thì thu được 6,52g muối. Tên của hai amin lần lượt là:
A. Metylamin và etylamin. B. Etylamin và propylamin.
C. Metylamin và propylamin. D. Etylamin và isopropylamin.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm metylamin, etylamin và etylmetylamin cần V lít Oxi (đktc) thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 9,9g H2O. Giá trị của V là:
A. 15,12 lít B. 20,16 lít C. 20,832 lít D. 26,88 lít
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức cần 3,024 lít Oxi thu được 1,792 lít khí CO2 và m gam H2O, (các khí đo ở đktc) . Giá trị của m và công thức của X là
A. 1,98 g và C3H9N B. 1,98g và C4H11N C . 1,89 g và C3H9N D. 1,89g và C4H11N
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 0,07 mol CO2, 0,99g H2O . Để trung hoà 0,1 mol X cần 600ml dd HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là
A. C6H9N3 B. C7H11N3 C. C6H8N2 D. C7H11N2
Câu 24: Cho một hỗn hợp X chứa m gam gồm (NH3, C6H5NH2 và C6H5OH). Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. Nếu cho hỗn hợp phản ứng hết với Br2 thì cần vừa đủ với 0,075 mol Br2. Giá trị của m là
A. 2,43g B. 4,23g . C. 3,42g D. 4,32g
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
a)Amino axit là hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
b)Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất
c)Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
d)a- Aminoaxit là Aminoaxit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ 2
e) Tất cả amino axit đều là tinh thể, màu trắng
g) Amino axit không thể phản ứng với kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối
Số phát biểu không đúng?
A. 5 B. 2 C. 3 D.4
Câu 26: Cho các chất :
X : H2N - CH2 - COOH ;
Y : H3C - NH - CH2 - CH3 ;
Z : C6H5 -CH(NH2)-COOH ;
T : CH3 - CH2 - COOH ;
G : HOOC - CH2 – CH(NH2 )COOH
P : H2N - CH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2 )COOH. Aminoaxit là :
A. X , Z , T , P B. X, Y, Z, T C. X, Z, G, P. D. X, Y, G, P
Câu 27: C4H9O2N có số đồng phân aminoaxit (với nhóm amin bậc 1) là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 28: Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH là :
A. Axit - Amino - phenylpropionic B. Axit 2 - Amino-3-phenylpropionic
C. phenylAlanin D. Axit 2 - Amino-3-phenylpropanoic
Câu 29: Có 3 chất hữu cơ gồm NH2CH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH/HCl. D. quỳ tím.
Câu 30: Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là
A. CH3CH(NH2)COOH
B. H2NCH2CH2COOH
C. CH2=CHCOONH4
D. CH2=CH-CH2-COONH4
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng :
(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp :
(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật .
(3) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được protit từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp được từ các aminoaxit
(4) Protein bền đối với nhiệt , đối với axit và kiềm .
A. (1),(2) B. (2), (3) C. (1) , (3) D. (3) , (4)
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
a)Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.
b)Phân tử có hai nhóm -CO-NH- được gọi là dipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.
c)Các peptit có từ 10 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.
d) Trong mỗi phân tử peptit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự xác định.
e) Protein đơn giản là những protein được tạo thành chỉ từ các gốc α- và b-amino axit.
Số phát biểu không đúng?
A. 4 B.3 C. 2 D. 1
Câu 33: Chất nào sau đây thuộc loại peptit?
A. H2NCH2COOCH2COONH4 B. CH3CONHCH2COOCH2CONH2
C. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH D. O3NH3NCH2COCH2COOH
Câu 34: Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là ………………………protein
A. sự trùng ngưng . B. sự ngưng tụ C. sự phân huỷ . D. sự đông tụ
Câu 35: Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng , đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện ……………… , cho Đồng (II) hyđroxit vào dung dịch lòng trắng trứng thấy màu ………………….. xuất hiện .
A. kết tủa màu trắng ; tím xanh . B. kết tủa màu vàng ; tím xanh .
C. kết tủa màu xanh; vàng D. kết tủa màu vàng ; xanh .
Câu 36: Từ một phân tử glyxin, một phân tử alanin, một phân tử valin có thể tạo được tối đa bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 9 B. 7 C. 8 D. 6
Câu 37: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 38:Hỗn hợp X chứa glyxin và alanin. Tổng số đipeptit và tripeptit tạo được từ X là:
A. 8 B. 10 C. 14 D. 12
Câu 39: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính , có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl B. dung dịch KOH và CuO
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 D. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4
Câu 40: Polipeptit (- NH - CH2 - CO -)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng:
A. axit glutamic B. glyxin
C. axit b-amino propionic D. alanin
Câu 41: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin → X → Y . Chất Y là chất nào sau đây:
A. CH3-CH(NH2)-COONa B. H2N-CH2-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH3Cl)COOH D. CH3-H(NH3Cl)COONa
Câu 42: Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trong dãy sau: lòng trắng trứng, glucozơ, glixerol và hồ tinh bột là
A. Cu(OH)2/OH- đun nóng B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch HNO3 đặc D. dung dịch Iot
Câu 43: Cho phản ứng: C4H11O2N + NaOH → A + CH3NH2 + H2O
Vậy công thức cấu tạo của C4H11O2N là :
A. C2H5COOCH2NH2
B. C2H5COONH3CH3
C. CH3COOCH2CH2NH2
D. C2H5COOCH2CH2NH2
Câu 44: Phân tử khối của các peptit mạch hở sau: Ala-Val-Gly-Gly là
A. 246 B. 302. C. 217. D. 586.
Câu : Amino axit đơn chứa 15,73% N về khối lượng. Amino axit tạo octapeptit có phân tử khối bằng?
A. 246 . B. 373. C. 217. D. 586
Câu 45: Cho peptit X chỉ do n gốc glyxin tạo nên có khối lượng phân tử là 303 đvC. Peptit X thuộc loại ?
A. tripetit. B. đipetit. C. tetrapeptit. D. pentapepit.
Câu 46: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 445 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 62500 đvC thì số mắt xích alanin có trong X là :
A. 453. B. 382. C. 250. D. 400.
Câu 47: Cho sơ đồ phản ứng: anilin X Y. Tên gọi của Y là :
A. Anilin. B. Nitrobenzen. C. Phenylclorua. D. Phenol.
Câu 48: Cho chuỗi phản ứng sau: C6H6 X Y Z. Tên gọi của Z là :
A. Anilin. B. Nitrobenzen. C. Phenylclorua. D. Phenol.
Câu 49: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y→ anilin. X và Y tương ứng là:
A. hexan, C6H5-CH3 B. C2H2, C6H5-NO2. C. CH4, C6H5-NO2 D. C2H2, C6H5-CH3
Câu 50: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol (nX : nY = 1 : 2) với 780 ml dd NaOH 1M (vừa đủ). Giá trị của m là
A. 67,236 B. 67,326 C.. 67, 263 D. 76,236
CHƯƠNG IV : POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
Câu 1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime: "Polime là những hợp chất có phân tử khối , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là liên kết với nhau tạo nên.
A. (1) trung bình và (2) monome B. (1) rất lớn và (2) mắt xích
C. (1) rất lớn và (2) monome D. (1) trung bình và (2) mắt xích
Câu 2: Cho công thức: [ -NH-(CH2)6-CO- ]n. Giá trị n trong công thức này không thể gọi là:
A. hệ số polime hóa B. độ polime hóa C. hệ số trùng hợp D. hệ số trùng ngưng
Câu 3: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với tơ lapsan?
A. Tơ tằm B. Tơ nilon-6,6 C. Xenlulozơ trinitrat D. Cao su thiên nhiên
Câu 4: Trong bốn polime cho dưới đây, polime nào cùng loại polime với cao su buna?
A. Poli (vinyl clorua) B. Nhựa phenolfomandehit.
C. Poli (vinyl axetat). D. Tơ lapsan
Câu 5: Polime nào dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?
Câu 5: Thủy tinh plexiglas là polime nào sau đây?
A. Polimetyl metacrylat (PMM). B. Polivinyl axetat (
C. Polimetyl acrylat (PMA). D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Tơ enang thuộc loại
A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. tơ polieste. D. tơ tằm.
Câu 7: Một polime Y có cấu tạo mạch như sau:… - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -…
Công thức một mắc xích của polime Y là
A. - CH2 - CH2 - CH2 -.
B. - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -.
C. - CH2 -.
D. - CH2 - CH2 –
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
a)Polime là hợp chất có khối lượng phân tử rất cao, gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
b)Protein không thuộc loại hợp chất polime
c)Các polime hầu hết là những chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy không xác định
d) Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.
e) Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 9: Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Để điều chế nilon - 6,6 người ta dùng axit nào để trùng ngưng với hexametylen điamin ?
A. axit axetic . B. axit oxalic . C. axit stearic . D. axit ađipic .
Câu 11: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat được gọi là
A. nhựa bakelit. B. nhựa PVC . C. chất dẻo. D. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 12: Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ?
A. axit metacrylic . B. caprolactam. C. phenol. D. axit caproic .
Câu 13: Tơ enang được điều chế bằng cách
A. trùng hợp axit acrylic. B. trùng ngưng alanin.
C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH. D. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.
Câu 14: Nhựa PS được điều chế từ monome nào sau đây?
A. axit metacrylic. B. caprolactam. C. phenol. D. stiren.
Câu 15: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm
A. – CO – NH – trong phân tử. B. – CO – trong phân tử.
C. – NH – trong phân tử. D. – CH(CN) – trong phân tử.
Câu 16: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp?
A. tơ nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin B. tơ capron từ axit -amino caproic
C. tơ nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic D. tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic
Câu 17: Dùng polivinyl axetat có thể làm được vật liệu nào sau đây
A. Chất dẻo B. Cao su C. Tơ D. Keo dán
Câu 18: Chỉ rõ monome của sản phẩm trùng hợp có tên gọi poli propilen (P.P):
A. CH2 - CH2 n B. CH2 – CH(CH3) n C. CH2 = CH2 D. CH2 = CH - CH3
Câu 19: Những phân tử sau, có bao nhiêu phân tử không tham gia phản ứng trùng hợp ?
(1) CH2=CH2; (2)CH CH; (3)CH2=CH–Cl; (4)CH3–CH3 ; (5)H2N-C2H4-COOH; (6)CH2=CH-C CH
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 20: Khi H2SO4 đậm đặc rơi vào quần áo bằng vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại do có sản phẩm tạo thành là
A. C (cacbon) B. S. C. PbS. D. H2S.
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3, 4, 5 môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !