40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
Câu 1: Có bao nhiêu kết luận đúng trong số các kết luận sau? (gluxit, saccarit) là:
a) Cacbohiđrat là hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
b) Cacbohiđrat là hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
c) Có 3 loại loại cacbohiđrat quan trọng
d) Thí nghiệm phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 /NH3 chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ
e) Đồng phân của glucozơ là fructozơ
g) glucozơ chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
h) Khi bệnh nhân có lượng glucozơ trong máu < 0,1% thì được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2: Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), axetandehit CH3CHO, metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương người ta chỉ dùng:
A. CH3CHO B. HCOOCH3 C. C6H12O6 D. HCHO
Câu 3: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh được cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở:
A. Khử hoàn toàn glucozơ cho n - hexan.
B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc .
C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO-
D. Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơ lên men tạo ancol etylic …
Câu 4: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng
A. axit axetic B. đồng (II) oxit C. natri hiđroxit D. đồng (II) hiđroxit
Câu 5: Phản ứng khử glucozơ là phản ứng nào sau đây ?
A. Glucozơ + H2/Ni , to. B. Glucozơ + Cu(OH)2.
C. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH. D. Glucozơ etanol.
Câu 6: Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là
A. phản ứng với Cu(OH)2. B. phản ứng tráng gương .
C. phản ứng với H2/Ni. to. D. phản ứng với kim loại Na .
Câu 7: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là
A. [Ag(NH3)2]OH. B. Cu(OH)2. C. dung dịch Br2. D. H2.
Câu 8: Sobit (sobitol) là sản phẩm của phản ứng
A. khử glucozơ bằng H2/Ni, to. B. oxi hóa glucozơ bằng [Ag(NH3)2]OH.
C. lên men ancol etylic. D. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 9: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. AgNO3/NH3.
Câu 10: Glucozơ không có được tính chất nào dưới đây?
A. Tính chất của nhóm andehit B. Tính chất poliol
C. Tham gia phản ứng thủy phân D. Lên men tạo ancol etylic
Câu 11: Để chứng minh glucozơ có nhóm chức andehit, có thể dùng một trong ba phản ứng hoá học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức andehit của glucozơ?
A. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3. B. Oxi hoá glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.
C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim. D. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.
Câu 12: Có bốn lọ mất nhãn chứa: Glixerol, ancol etylic, glucozơ và axit axetic. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trong từng lọ trên ?
A. AgNO3/NH3. B. Na kim loại.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. D. Nước brom.
Câu 13: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ?
A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực B. Tráng gương, tráng phích
C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic D. Nguyên liệu sản xuất PVC
Câu 14: Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là
A. Đều có trong củ cải đường
B. Đều tham gia phản ứng tráng gương
C. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh
D. Đều được sử dụng trong y học làm “huyết thanh ngọt”
Câu 15: Dựa vào tính chất nào sau đây, ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n.
A. Tinh bột và xen lulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol
B. Tinh bột và xen lulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
C. Tinh bột và xen lulozơ đều không tan trong nước.
D. Thuỷ phân tinh bột và xen lulozơ đến tận cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ C6H12O6.
Câu 16: Qua nghiên cứu phản ứng este hoá xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có
A. 5 nhóm hiđroxyl B. 3 nhóm hiđroxyl C. 4 nhóm hiđroxyl D. 2 nhóm hiđroxyl
Câu 17: Câu nào đúng trong các câu sau: Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về
A. Công thức phân tử B. tính tan trong nước lạnh
C. Cấu trúc phân tử D. phản ứng thuỷ phân
Câu 18: Khi thuỷ phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
A. fructozơ B. glucozơ C. saccarozơ D. Mantozơ
Câu 19: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulozơ
Câu 20: Fructozơ không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2/Ni, to. B. Cu(OH)2. C. dung dịch brom. D. AgNO3/NH3.
Câu 21: Saccarozơ được gọi là đisaccarit vì lí do nào sau đây?
A. Khi thủy phân saccarozơ thu được 2 đơn vị monosaccarit
B. Saccarozơ được tổng hợp từ hai đơn vị monosaccarit
C. Phân tử khối của saccarozơ gấp 2 lần phân tử khối của monosaccarit
D. Kích thước phân tử saccarozơ lớn gấp 2 lần kích thước phân tử của monosaccarit
Câu 22: Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào dưới đây?
A. Dextrin B. Saccarozơ C. Mantozơ D. Glucozơ
Câu 23: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa: Z dung dịch xanh lam kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Mantozơ
Câu 24: Cho 11,25 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là :
A. 70%. B. 75%. C. 80%. D. 85%.
Câu 25: Khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 1 lít dung dịch ancol etylic 40o (khối lượng riêng 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là
A. 626,09 gam. B. 782,61 gam. C. 305,27 gam. D. 1565,22 gam.
Câu 26: Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là:
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 27: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 3,64 gam sobitol với hiệu suất 80% là:
A. 4,5 gam. B. 2,25 gam. C. 2,88 gam. D. 1,82 gam
Câu 28: Đun m gam glucozơ với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được lượng Ag đúng bằng lượng Ag sinh ra khi cho 6,4g Cu tác dụng hết với dung dịch AgNO3. Giá trị m là
A. 27 B. 9 C. 36 D. 18
Câu 29: Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% . Khối lượng Ag kim loại thu được là:
A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 14,4 gam D. 8,1 gam.
Câu 30: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 45,0g B. 22,5g C. 28,125g D. 2,8125g
Câu 31: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng m gam glucozơ thì thu được 4,32 gam Ag kết tủa. Nếu cũng m gam glucozơ trên lên men thành ancol etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 4,50g B. 3,2g C. 5,0g D. 7,50g
Câu 32: Lên men 3,24 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành etanol, hiệu suất quá trình lên men là 85%. Khối lượng etanol thu được là :
A. 1,4858 tấn B. 539,5 tấn C. 458,6 tấn D. 14,858 tấn
Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 130 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit, sau đó trung hòa hết axit bằng dung dịch kiềm ta thu được dung dịch M. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ, khối lượng Ag thu được tối đa là:
A. 12,5g B. 13,0g C. 13,5g D. 28,08g
Câu 34: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau:
- Phần thứ nhất khuấy trong nước, lọc lấy dd cho phản ứng với AgNO3/ NH3 thấy tách ra 3,24g Ag.
- Phần thứ hai được đun nóng với dd H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dd NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với AgNO3/ NH3 thấy tách ra 5,4g Ag. Phần trăm khối lượng glucozơ trong hỗn hợp A là :
A.62,5% B. 32,14% C. 37,5% D. 64,28%
Câu 35: Thuỷ phân m gam bột ngô (có chứa 80% tinh bột), rồi cho toàn bộ sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thì thu được 64,8 gam Ag. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Giá trị của m là:
A. 867,86g. B. 425,25g. C. 86,786g. D. 388,80g.
Câu 36: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có D = 1,52g/ml cần để sản xuất 11,88 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là
A. 4,74 ml B. 4,74 lit C. 13,16 lit D. 13,16 ml
Câu 37:Khi lên men m kg glucozơ chứa trong quả nho để sau khi lên men cho 100 lít rượu vang 11,5o biết hiệu suất lên men là 90%, khối lượng riêng của rượu là 0,8 g/ml, giá trị của m là
A. 16,2 kg. B. 31,25 kg. C. 20 kg. D. 2 kg.
Câu 38:Lên men m gam glucozơ, cho toàn bộ CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong tạo thành 20 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 4,6 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 90%. Giá trị của m là :
A. 15. B. 35. C. 14. D. 25.
Câu 39:Cho các dd : glucozơ, glixerol, axit axetic, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt chúng ?
A. Cu(OH)2/ NaOH B. Na kim loại C. Dd AgNO3/ NH3 D. Nước brom
Câu 40:Cho các dd : saccarozơ, fomanđehit, etanol, glucozơ. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt chúng ?
A. Cu(OH)2/ OH-, t0 B. H2/ Ni, t0 C. AgNO3/ NH3 D. Vôi sữa
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !