BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ DẪN XUẤT HALOGEN - PHENOL – ANCOL TRƯỜNG THPT HOA LƯU
Câu 1: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo: ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là
A. 1,3-điclo-2-metylbutan.
B. 2,4-điclo-3-metylbutan.
C. 1,3-điclopentan.
D. 2,4-điclo-2-metylbutan.
Câu 2: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl; CH3CHClCH3; Br2CHCH3; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là
A. benzyl clorua; isopropyl clorua; 1,1-đibrometan; anlyl clorua.
B. benzyl clorua; 2-clopropan; 1,2-đibrometan; 1-cloprop-2-en.
C. phenyl clorua; isopropylclorua; 1,1-đibrometan; 1-cloprop-2-en.
D. benzyl clorua; n-propyl clorua; 1,1-đibrometan; 1-cloprop-2-en.
Câu 3: Cho các dẫn xuất halogen sau: C2H5F (1); C2H5Br (2); C2H5I (3); C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là
A. (3)>(2)>(4)>(1).
B. (1)>(4)>(2)>(3).
C. (1)>(2)>(3)>(4).
D. (3)>(2)>(1)>(4).
Câu 4: a. Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là
A. 2-metylbut-2-en.
B. 3-metylbut-2-en.
C. 3-metyl-but-1-en.
D. 2-metylbut-1-en.
b. Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-brombutan tác dụng với dung dịch KOH/ancol, đun nóng
A. metylxiclopropan.
B. but-2-ol.
C. but-1-en.
D. but-2-en.
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau). Z là
A. C6H5Cl.
B. C6H5NH2.
C. C6H5NO2.
D. C6H5ONa.
Câu 6: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là
A. CnH2n + 2O.
B. ROH.
C. CnH2n + 1OH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 1OH.
B. ROH.
C. CnH2n + 2O.
D. CnH2n + 1CH2OH.
Câu 8: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là
A. 4-etyl pentan-2-ol.
B. 2-etyl butan-3-ol.
C. 3-etyl hexan-5-ol.
D. 3-metyl pentan-2-ol.
Câu 9: Bậc của ancol là
A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.
B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.
C. số nhóm chức có trong phân tử.
D. số cacbon có trong phân tử ancol.
Câu 10: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?
A. Anđehit axetic.
B. Etylclorua.
C. Tinh bột.
D. Etilen.
Câu 11: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là
A. 3,3-đimetyl pent-2-en.
B. 3-etyl pent-2-en.
C. 3-etyl pent-1-en.
D. 3-etyl pent-3-en.
Câu 12: Hiđrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là
A. 2-metyl butan-2-ol.
B. 3-metyl butan-1-ol.
C. 3-metyl butan-2-ol.
D. 2-metyl butan-1-ol.
Câu 13: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.
Câu 14: a. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng) :
Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là
A. CH3COOH, CH3OH.
B. C2H4, CH3COOH.
C. C2H5OH, CH3COOH.
D. CH3COOH, C2H5OH.
b. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH=CH.
B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CHO và CH3CH2OH.
D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.
Câu 15: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
A. 2,4 gam.
B. 1,9 gam.
C. 2,85 gam.
D. 3,8 gam.
Câu 16: Cho 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6 gam Na được 12,25 gam chất rắn. Đó là 2 ancol
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 17: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 55%.
B. 50%.
C. 62,5%.
D. 75%.
Câu 18: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. but-2-en.
B. đibutyl ete.
C. đietyl ete.
D. but-1-en..
Câu 19: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 20: Khi đun nóng hỗn hợp gồm C2H5OH và C3H7OH với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 21: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol là AOH, BOH và ROH với H2SO4 đặc ở 140oC thì thu được tối đa bao nhiêu ete ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 22: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.
B. ancol bậc 3.
C. ancol bậc 1.
D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 23: Oxi hóa 6 gam ancol no X thu được 5,8 gam anđehit. CTPT của ancol là
A. CH3CH2OH.
B. CH3CH(OH)CH3.
C. CH3CH2CH2OH.
D. Kết quả khác.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là
A. 10,2 gam.
B. 2 gam.
C. 2,8 gam.
D. 3 gam.
Câu 25: Đốt cháy một ancol đơn chức, mạch hở X thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích VCO2 : VH2O = 4 : 5. CTPT của X là
A. C4H10O.
B. C3H6O.
C. C5H12O.
D. C2H6O.
Câu 26: Đốt cháy một ancol đa chức thu được H2O và CO2 có tỉ lệ mol: nH2O : nCO2 = 3 : 2. Vậy ancol đó là
A. C3H8O2.
B. C2H6O2.
C. C4H10O2.
D. tất cả đều sai.
Câu 27: Khi đốt cháy một ancol đa chức thu được nước và khí CO2 theo tỉ lệ khối lượng mH2O : mCO2 = 27 : 44. CTPT của ancol là
A. C5H10O2.
B. C2H6O2.
C. C3H8O2.
D. C4H8O2.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Xác định X
A. C4H7OH.
B. C2H5OH.
C. C3H5OH.
D. tất cả đều sai.
Câu 29: Ba ancol X, Y, Z đều bền và có khối lượng phân tử khác nhau. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2 và H2O theo tỉ lệ mol: nCO2 : nH2O = 3 : 4. Vậy CTPT ba ancol là
A. C2H6O; C3H8O; C4H10O.
B. C3H8O; C3H8O2; C3H8O3.
C. C3H8O; C4H10O; C5H10O.
D. C3H6O; C3H6O2; C3H6O3.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn ancol X được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4, thể tích oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích CO2 thu được (đo cùng đk). X là
A. C3H8O.
B. C3H8O2.
C. C3H8O3.
D. C3H4O.
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm chuyên đề dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hoa Lưu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!