Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol-Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàng Hải

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ ANCOL – PHENOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÀNG HẢI

 

Câu 1: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là

A. CnH2n + 2O.                    B. ROH.                        C. CnH2n + 1OH.            D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là

A. ancol bậc 2.                                                          B. ancol bậc 3.

C. ancol bậc 1.                                                          D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.

Câu 3: Bậc của ancol là

A. bậc cacbon lớn nhất trong phân tử.                      B. bậc của cacbon liên kết với nhóm -OH.

C. số nhóm chức có trong phân tử.                           D. số cacbon có trong phân tử ancol.

Câu 4: Câu nào sau đây là đúng ?

A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.

B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.

C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Cho các hợp chất sau :

(a) HOCH2CH2OH.               

(b) HOCH2CH2CH2OH.                    

(c) HOCH2CH(OH)CH2OH.                      

(d) CH3CH(OH)CH2OH.      

(e) CH3CH2OH.                     

(f) CH3OCH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2

A. (a), (b), (c).                    B. (c), (d), (f).                C. (a), (c), (d).               D. (c), (d), (e).

Câu 6: Các ancol được phân loại trên cơ sở

A. số lượng nhóm OH.                                             B. đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon.

C. bậc của ancol.                                                       D. Tất cả các cơ sở trên.

Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là ancol

A. C6H5OH                        B. CH3COOH               C. C6H5CH2OH             D. CH3CH2OCH3

Câu 8: Kết luận nào dưới đây về ancol và anken là đúng?

A. Phân tử của hai loại hợp chất đều gồm ba ngtố.  B. Cả hai loại hợp chất đều tạo được lk hidro.

C. Cả hai đều td được với natri.                                D. Khi ancol và anken cháy đều tạo ra CO2, H2O.

Câu 9: Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là

A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).

B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.

C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).

D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CHCO)2O.

Câu 10: Chất không tham gia pứ trùng hợp  là:

A. propen                            B. rượu propylic             C. isopren                       D. vinylclorua

Câu 11: Ancol etylic được tạo ra khi

A. thủy phân saccarozo      B. thủy phân tinh bột     C. lên men glucozo        D. lên men tinh bột

Câu 12: Loại nuớc 1 ancol để có olefin(anken) thì ancol đó là

A. ancol bậc 1                    B. ancol đơn chức          C. ancol no                     D. ancol no đơn chức

Câu 13: Chất không pứ với NaOH

A. C2H5OH                        B. CH3COOH               C. C6H5OH.                   D. HCl

Câu 14: Dãy gồm các chất đều phản ứng với ancol C2H5OH là

A. CuO, Na, NaOH.                                                  B. Cu(OH)2, HBr, KOH.

C. Na, HBr, CuO.                                                     D. NaOH, Na, Fe.

Câu 15: Chọn phát biểu sai?

A. Ancol bậc 1 bị oxh nhẹ bởi CuO,t0 tạo andehit.

B. Ancol td với kim loại trước H2 giải phóng H2.

C. Phản ứng tách nước ancol đơn chức no tạo thành anken hoặc este.

D. Ancol pứ thế nhóm OH với axit vô cơ hoặc hữu cơ.

Câu 16: Etanol tác dụng được với chất nào sau đây: HCl(1), NaOH(2), CH3COOH(3), Na(4), Br2 (5).

A. 1, 2, 3 ,5.                        B. 2, 3, 4.                       C. 1, 3, 4.                       D. 1, 2, 3, 4.

Câu 17: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, mạch hở chính xác nhất ?

A. R(OH)n.                         B. CnH2n + 2O.                C. CnH2n + 2Ox.               D. CnH2n + 2 – x (OH)x.

Câu 18: Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là

A. C2H5O.                          B. C4H10O2.                   C. C4H10O.                    D. C6H15O3.

Câu 19: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3

A. 4-etyl pentan-2-ol.         B. 2-etyl butan-3-ol.      C. 3-etyl hexan-5-ol.      D. 3-metyl pentan-2-ol.

Câu 20: Cho ancol có CTCT: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-CH2-OH. Tên nào dưới đây ứng với ancol trên

A. 2-metylpentan-1-ol        B. 4-metylpentan-1-ol    C. 4-metylpentan-2-ol    D. 3-metylhexan-2-ol

Câu 21: Hợp chất X có CTPT C4H10O. X td với Na sinh ra chất khí, khi đun X với H2SO4 đ, sinh ra hỗn hợp 2 anken đp của nhau. Tên của X là

A. butan-1-ol.                     B. anclo isobutylic.        C. butan-2-ol.                 D. ancol tert-butylic.

Câu 22: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol  là

A. bậc 4.                             B. bậc 1.                         C. bậc 2.                         D. bậc 3.

Câu 23: Các ancol (CH3)2CHOH ; CH3CH2OH ; (CH3)3COH có bậc ancol lần lượt là

A. 1, 2, 3.                            B. 1, 3, 2.                       C. 2, 1, 3.                       D. 2, 3, 1.

Câu 24: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)

A. CnH2n + 1OH.                  B. ROH.                        C. CnH2n + 2O.                D. CnH2n + 1CH2OH.

Câu 25: Khi đun nóng hỗn hợp ancol etylic và ancol isopropylic với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ete tối đa là

A. 2.                                    B. 4.                               C. 5.                               D. 3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Câu 45: Kết luận nào sau đây luôn đúng

A. Những hợp chất mà ptử có chứa nhóm hidroxyl –OH và vòng benzen thuộc loại phenol

B. Phenol là hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH liên kết trực tiếp với ngtử cacbon của vòng benzen

C. Những hợp chất mà ptử có chứa nhóm hidroxyl-OH liên két với gốc hidrocacbon đều thuộc loại phenol

D. Những hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hidroxyl-OH  liên kết trực tiếp với ngtử C lai hóa sp2 đều thuộc loại phenol

Câu 46: Khi cho phenol vào dd NaOH thấy phenol tan, sục khí CO2 vào dung dịch lại thấy phenol tách ra, điều đó chứng tỏ

A. phenol là axit rất yếu ,yếu hơn cả axit cacbonic. B. phenol là chất có tính bazo mạnh

C. phenol là axit mạnh.                                             D. phenol là một loại anclo đặc biệt

Câu 47: Kết luận nào sau đây là đúng

A. ancol etylic và phenol đều td được với Na với dd NaOH

B. phenol td được với dd NaOH và với dd natricacbonat

C. ancol etylic td được với natri nhưng không td được với CuO đun nóng

D. phenol td được Na và td được với axit HBr

Câu 48: Cho lần lượt các chhất C2H5Cl ,C2H5OH ,C6H5OH vào dd NaOH đun nóng .hỏi có mấy chất pứ

A. không chất nào              B. 1 chất                        C. 2 chất                        D. 3 chất

Câu 49: Phát biểu nào sau đây sai

A. Phênol là axit yếu ,nhưng tính axit vẫn mạnh hơn axit cacboxylic

B. Phênol là một axit yếu, không làm đổi màu quỳ tím

C. Phenol cho kết tủa trắng với dd nước brôm

D. Phênol rất ít tan trong nước lạnh

Câu 50: Để điều chế natri phênolat từ phênol thì cho phênol pứ

A. dd NaOH.                      B. dd Ca(OH )2.             C. ddKOH.                    D. dd NaHCO3

Câu 51: Chất thơm không td với dd NaOH là

A. C6H5CH2OH                 B. p-CH3C6H4OH         C. C6H5OH                    D. C6H5NH3Cl

Câu 52: Để điều chế natriphenolat thì cho phenol tác dụng với

A. Na.                                 B. NaOH.                      C. NaHCO3.                  D. Na hoặc NaOH.

Câu 53: Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol C6H5-OH là một rựơu thơm.

(2) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro NO2 dễ hơn benzen.

(3) Phenol tác dụng được với natri hidroxit tạo thành muối và nước.

(4) Trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng qua lại giữa nhóm –OH và vòng benzen.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 54: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là

A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na. B. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.

C. nước brom, HNO3, dung dịch NaOH.                 D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.

Câu 55: Cho lần lượt các chất C3H5(OH)3, CH5OH, C6H5OH pư với Cu(OH)2. Hỏi mấy chất không phản ứng?

A. Không chất nào.            B. Một chất.                   C. Hai chất                     D. Cả 3 chất.

Câu 56: Nhúng quỳ tím vào ống nghiệm đựng phenol, thấy:

A. Quỳ tím hóa đỏ                                                    B. Quỳ tím hóa xanh

C. Quỳ tím không đổi màu                                       D. Quỳ tím hóa thành màu hồng

Câu 57: Nhỏ nước Brom vào dung dịch phenol xảy ra hiện tượng gì?

A. Nước Brom bị mất màu, xuất hiện kết tủa trắng. B. Sủi bọt khí.

C. Nước brom đậm màu hơn.                                   D. Một hiện tượng khác.

Câu 58: Trong các chất sau ,chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất

A. phenol                            B. etanol                        C. đimetyl ete                D. metanol

Câu 59: Cho các chất sau: phenol, etanol và glixerol. kết luận nào sau đây là đúng?

A. có một chất td được với Na                                  B. có hai chất td được với dd NaOH

C. cả ba chất đều td được với dd Na2CO3                D. cả ba chất đều tan tốt trong nước

Câu 60 :   Để phân biệt 2 chất C2H5OH và C6H5OH ta sử dụng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch NaOH.          B. quỳ tím.                     C. dung dịch brom.        D. Natri.

Câu 61: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.          B. Na kim loại.               C. nước Br2.                   D. H2 (Ni, nung nóng).

Câu 62: Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen:(1) Na, (2)dd NaOH, (3) nước brom.

A. 1 hoặc 2.                        B. 1 hoặc 3.                    C. 2 hoặc 3.                    D. 1, 2 hoặc 3.

Câu 63: Cho nước brom dư vào dung dịch chứa m gam phenol thu được 6,62 gam kết tủa trắng (phản ứng hoàn toàn). Giá trị m là

A. 1,88.                               B. 8,18.                          C. 8,81.                          D. 18,8.

Câu 64: Cho m gam phenol tác dụng với natri dư thấy thoát ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là

A. 47.                                  B. 23,5.                          C. 47,5.                          D. 23,75.

Câu 65: Cho hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với dung dịch HNO3 (đủ) thì thu được 22,9 gam axit picric(2,4,6-trinitrophenol)? Khối lượng HNO3 đã dụng là

A. 18,9.                               B. 6,3.                            C. 13,9.                          D. 20.

Câu 66: X là hỗn hợp gồm phenol và ancol đơn chức

A. Cho 25,4 gam X tác dụng  với Na (dư) được 6,72 lít H2 (ở đktc). A là       A. CH3OH.  B. C2H5OH.

C. C3H5OH.                                                              D. C4H9OH.

Câu 67: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH ?

A. 1.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 68: Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với na tri dư thu được 3,36 lít khí( ĐKTC). Cếu chohỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tả trắng của 2,4,6-tribromphenol. % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng.

A. 22,79%.                         B. 33,79%.                     C. 66,21%.                     D. 33,9%.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol-Phenol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hàng Hải, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?