Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Yên Lạc 2

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT VÀ PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

 

Câu 1: Trong các amin sau:

(1) CH3-CH(CH3)-NH2                       (2) H2N-CH2-CH2-NH2                      (3) CH3-CH2-CH2-NH-CH3

Các amin bậc một là

A. (1) và (2).                   B. (2) và (3).                       C. (1) và (3).                       D. (1), (2) và (3).

Câu 2: Ứng với công thức phân tử C5H13N có bao nhiêu amin bậc một, mạch cacbon không phân nhánh, là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. 4.                                B. 2.                                    C. 3.                                    D. 1.

Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Anilin.                        B. Glyxin.                           C. Metylamin.                     D. Valin.

Câu 4: Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin CH3-NH-C2H5

A. N-metyletanamin.      B. propanamin.                   C. N-etylmetanamin.          D. etylmetyl amin.

Câu 5: Công thức phân tử của glyxin là

A. C2H5O2N.                  B. C3H7O2N.                      C. C2H4O2N.                      D. C3H5O2N.

Câu 6: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) gây nên. Vì thế để khử mùi tanh của cá, người ta thường dùng chất nào sau đây?

A. Axit clohidric.            B. Phèn chua.                     C. Giấm ăn.                        D. Nước vôi.

Câu 7:  Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm chức

A. amino và hiđroxyl.                                                 B. cacboxyl và amino.

C. cacbonyl và amino.                                                D. cacboxyl và hiđroxyl.

Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại -amino axit?

A. HOOCCH(CH3)COOH                                        B. H2NCH2CH2COOH     

C. H2NCH(CH3)COOH                                            D. H2NCH(CH3)NH2

Câu 9: Trong môi trường kiềm, các peptit (có từ 3 gốc aminoaxit trở lên và các protein có thể tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. vàng.                          B. đỏ.                                  C. tím.                                 D. xanh.

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Aminoaxit đầu N và aminoaxit đầu C của peptit X lần lượt là

A. Gly và Gly                 B. Ala và Gly                     C. Gly và Val                     D. Ala và Val

Câu 11: Cho các chất: (1) CH3-NH2, (2) NH3, (3) H2NCH2COOH, (4) (CH3)2NH. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là

A. (1) > (2) >(3) > (4).                                                B. (4) > (1) > (2) > (3).

C. (4) > (1) > (3) > (2).                                               D. (1) > (4) > (3) > (2).

Câu 12: Nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau:

(1) H2NCH2CH(NH2)COOH;                                                  

(2) H2NCH2COONa;

(3) ClH3NCH2COOH;                                                              

(4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH;

(5) NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.

Những dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. (1),(2),(5)                   B. (1),(3),(5)                       C. (2),(3),(5)                       D. (1),(4),(5)

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Anilin là chất khí tan nhiều trong nước.

B. Gly-Ala-Ala có phản ứng màu biure.

C. Phân tử Gly-Ala có bốn nguyên tử oxi.

D. Dung dịch glyxin làm quỳ tím chuyển màu đỏ.

Câu 14: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức của X là:

A. CH3CH(NH2)COOH                                            B. CH3CH2CH2NO2

C. CH2=CH COONH4                                              D. H2NCH2CH2COOH   

Câu 15: Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH và H2NCH2COOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4                                 B. 3                                     C. 1                                     D. 2

Câu 16: Chất X là -amino axit có công thức phân tử C3H7O2N. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-CH2-COOH.                                         B. CH2=CH-COONH4.

C. CH3-CH(NH2)-COOH.                                         D. H2N-CH2-COOH.

Câu 17: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:

X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl. Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

B. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOCHvà CH3CH(NH2)COOH

D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH

Câu 18: Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở có dạng là:

A. CnH2n+3N.                   B. CnH2n+2+kNk.                  C. CnH2n+2-2a+kNk.              D. CnH2n+1N

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồ

Câu 20: Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần: etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3).                 B. (2), (3),(1).                    C. (3), (1), (2).                   D. (3), (2), (1).

Câu 21: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

A. 3.                                B. 1.                                   C. 2.                                   D. 4.

Câu 22: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.                  B. chỉ chứa nhóm amino.

C. chỉ chứa nhóm cacboxyl.                                      D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 23: Hợp chất H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH có tên gọi là

A. glyxin.                        B. alanin.                           C. axit glutamic.                D. lysin.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.                   

B. Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.

C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng gốc α-amino axit.

D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n - 1.

Câu 25: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?

A. H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH.             B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2CH2CONHCH2CH2COOH.                  D. H2NCH2CH2CONHCH2COOH.

Câu 26: Câu khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Metylamin tan trong nước, còn metyl clorua hầu như không tan.

B. Anilin tan rất ít trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.

C. Anilin tan rất ít trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm mạnh.

D. Anilin không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 27: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

A. 4.                                B. 2.                                   C. 3.                                   D. 5

Câu 28: Cho sơ đồ phản ứng: X → C6H6 → Y → Anilin. X, Y tương ứng là:

A. CH4, C6H5NO2.          B. C2H2, C6H5NO2.           C. C6H12, C6H5CH3.          D. C2H2, C6H5CH3

Câu 29: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 1.                                B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 30: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là: Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg.

Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (phe)?

A. 4.                                B. 5.                                   C. 3.                                   D. 6

Câu 31: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là:

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.                                          B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.                                          D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly

Câu 32: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.

B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.

C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.

D. Anilin có tính bazơ yếu hơn.

Câu 33: Đun nóng chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH, thu được ancol etylic, NaCl, H2O và muối natri của alanin. Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. H2NCH(CH3)COOC2H5.                                     B. ClH3NCH2COOC2H5.

C. H2NC(CH3)2COOC2H5.                                       D. ClH3NCH(CH3)COOC2H5

Câu 34: Công thức nào sau đây là công thức của một amin?

A. CH5N.                        B. CH4N.                           C. CH6N.                        D. C2H9N.

Câu 35: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-[CH2]6–NH2.                                                B. CH3–CH(CH3)–NH2.                                        

C. CH3–NH–CH3.                                                    D. (CH3)3N.

...

Trên đây là nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Yên Lạc 2. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?