CÁC KIẾN THỨC SINH HỌC 11 THI TỐT NGHIỆP NĂM 2020
SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
- Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
- Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
- Ở TB lông hút hấp thụ H2O theo cơ chế thụ động (thẩm thấu) và hấp thụ ion khoáng cơ chế thụ động (khuếch tán) và cơ chế chủ động.
- H2O thế nước cao - nhược trương - ít ion khoáng, nhiều nước à H2O thế nước thấp - ưu trương –nhiều ion khoáng, ít nước
- Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường là gian bào và tế bào chất.
| Con đường gian bào (màu đỏ) | Con đường tế bào chất (màu xanh) |
Đường đi | Nước và các ion khoáng đi qua không gian giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất để vào mạch gỗ của rễ. | Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống không bào từ TB này sang TB khác qua các sợi liên bào nối các không bào, qua TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. |
Đặc điểm | Nhanh, không được chọn lọc | Chậm, được chọn lọc |
Vai trò của đai Caspari: Giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào, cây. Ngăn cản sự di chuyển của nước và muối theo chiều ngang trong thân cây.
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
| Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) | Dòng mạch rây (dòng đi xuống) |
Vận chuyển | Nước và ion khoáng, chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin, hoocmon như xitokinin, ancaloit…) từ rễ à thân à lá và các phần khác của cây. | Chất hữu cơ (saccarozo - quang hợp, axit amin, hoocmon, ATP) và các ion khoáng (kali) từ lá à rễ, hạt, củ, quả… pH từ 8 – 8,5. |
Cấu tạo | - Gồm các TB chết là quản bào và mạch ống | - Gồm các TB sống là ống rây và TB kèm. |
Động lực | - Lực đẩy (áp suất rễ) - Lực hút do thoát hơi nước của lá. - Lực liên kết | Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả…). |
Chú ý: - Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng mặt cắt của các thân cây tiết ra chất dịch ẩm ướt. Khi thân cây bị cắt ngang làm gián đoạn hệ thống mạch gỗ và mạch rây, lực đẩy do áp suất rễ vẫn tiếp tục đẩy dòng mạch gỗ đi lên trên tạo ra hiện tượng rỉ nhựa ở bề mặt. - Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì độ ẩm không khí cao và đọng lại thành các giọt ở mép lá. |
THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1. Hai con đường thoát hơi nước:
Con đường qua tế bào khí khổng | Con đường qua lớp cutin |
- Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. | - Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. - Con đường này chủ yếu xảy ra ở lá còn non. Ở lá già, lớp cutin dày, thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở khí khổng. |
2. Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
- Khi A = B : mô của cây đủ nước à cây phát triển bình thường.
- Khi A > B : mô của cây thừa nước à cây phát triển bình thường.
- Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG: Cây hấp thụ các chất trong đất ở trạng thái ion
DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
QUANG HỢP Ở LÁ CỦA THỰC VẬT
1. Khái quát
- Sơ đồ truyền năng lượng : Carotenoit →Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng.
- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước:
2H2O → 4 H+ + 4 e- + O2
2. Quang hợp ở C3, C4, CAM
Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối.
C3 | C4 | CAM |
Từ Rêu à cây gỗ lớn trong rừng | TV vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương… | TV mọng nước, sống ở vùng khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long … |
| Sống nơi nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao | Đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để tránh mất nước. |
Chu trình (CT) C3 (TB mô giậu - ban ngày). | CT C4 (TB nhu mô lá – ban ngày) à CT C3 (TB bao bó mạch - ban ngày). | CT C4 (TB mô giậu – ban đêm) à CT C3 (TB mô giậu - ban đêm). |
C6H12O6 nhận từ chu trình Canvin (C3). Tên chu trình được gọi theo số cacbon có hợp chất cố định CO2 đầu tiên. Hô hấp sáng chỉ có ở TV C3 |
Lưu ý: Thực vật ưu việt hơn thực vật : TV C4 có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn nên thực vật có năng suất cao hơn thực vật.
3. Một số khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.
- Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cực đại.
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, protein; tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành carbohidrat).
- Trong nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ; buổi trưa nhiều tia xanh tím).
- Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.
- Nồng độ bão hòa - trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác.
- Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quang hợp:
N, P, S tạo enzimquang hợp; N, Mg tạo diệp lục; K điều tiết khí khổng; Mn, Cl giúp quang phân li nước.
HÔ HẤP SÁNG – Chỉ xảy ra ở C3
- Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.
- Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
- Điều kiện: cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 cao gấp khoảng 10 lần CO2. Khi đó, ở lục lạp, Enzim cacboxilaza bị chuyển thành ôxigenaza và oxi hóa Rib – 1,5 – điP (chất nhận CO2 của chu trình C3) gây hô hấp.
- Bào quan: Lục lạp (oxi hóa Rib – 1,5 – điP ) à Perôxixôm à Ti thể (thải CO2)
HÔ HẤP Ở RỄ/CƠ QUAN CỦA THỰC VẬT
1. Thí nghiệm chứng minh hô hấp
C6H12O6 + 6O2 à 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT gồm
- Phân giải kị khí (đường phân và lên men): khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
- Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí): khi rễ cây hô hấp có O2
Một số lưu ý :
- Khi nồng độ CO2 trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.
- Hô hấp hiếu khí diễn ra trong các mô, các cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở,…
TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
{-- Nội dung phần tiêu hóa ở động vật của tài liệu Các kiến thức cần nhớ ghi nhớ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
{-- Nội dung phần hô hấp ở động vật của tài liệu Các kiến thức cần nhớ ghi nhớ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
TUẦN HOÀN MÁU
{-- Nội dung phần tuần hoàn máu của tài liệu Các kiến thức cần nhớ ghi nhớ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
CÂN BẰNG NỘI MÔI
{-- Nội dung phần cân bằng nội môi của tài liệu Các kiến thức cần nhớ ghi nhớ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !