Bài tập ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn GDCD 12 Trường THPT Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG

BÀI TẬP ÔN TẬP TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH

MÔN: GDCD 12

 

Chủ đề: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1. Bình đẳng giữa các dân tộc:

Khái niệm:

Quyền bình đẳng giữa các DT được hiểu là các DT trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.chính trị.

Nội dung:

- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế

Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống chính trị.

- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế

+ Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước không phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số.

+ Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

+ Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

+ Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.

Ý nghĩa:

Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo:

Khái niệm: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Nội dung:

- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tín ngưỡng theo quy định của PL

+ Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

+ Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có trách nhiệm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, có ý thức chấp hành pháp luật.

- hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước bảo đảm, cơ sở tôn giáo hợp pháp được PL bảo hộ.

+ Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.

+ Các cơ sở tôn giáo như: chùa, nhà thờ, thánh đường, các cơ sở đào tạo, …được PL bảo hộ.

Ý nghĩa: Cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đòan kết toàn dân tộc tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

Câu 1. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các

A. cá nhân.                              B. tổ chức.                  C. tôn giáo.                 D. dân tộc.

Câu 2. Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi.                                               B. bình đẳng.

C. đoàn kết giữa các dân tộc.                                     D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu 3. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. Xã hội.

Câu 4. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được NN và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bình đẳng về văn hóa.                                           B. Bình đẳng về giáo dục.

C. Bình đẳng về ngôn ngữ.                                         D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 5. Công dân được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. xã hội.

Câu 6. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử  là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. xã hội.

Câu 7. Nhà nước luôn quan tâm đấu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. xã hội.

Câu 8. Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. giáo dục.

Câu 9. Các dân tộc  có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc  được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.                               B. văn hóa.                  C. chính trị.                             D. phong tục.

Câu 10. Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói chữ viết của mình thì

A. không được dùng.                                                  B. tùy lúc mà được dùng.

C. có quyền dùng.                                                       D. phải xin phép mới được dùng.

{-- xem toàn bộ nội dung Bài tập ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn GDCD 12 Trường THPT Phạm Văn Đồng ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập ôn tập trong thời gian nghỉ dịch môn GDCD 12 Trường THPT Phạm Văn Đồng. Để xem toàn bộ nội dung tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?