CÁC QUY LUẬT TÁC ĐỘNG CỦA GEN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH TÍNH TRẠNG
Bài 1: Khi lai thuận và nghịch 2 dòng chuột thuần chủng lông xám và lông trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng.
a. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào?
Cho biết màu lông do 1 gen quy định.
Hướng dẫn giải
a. F1 đồng tính, F2 có tỷ lệ 3:1→ lông xám là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng lặn. Quy ước: A: xám; a: trắng.
Ta có sơ đồ lai:
Ptc: AA (xám) x aa (trắng)
F1: Aa (xám) x Aa (xám)
F2: TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 xám : 1 trắng.
b. F1: Aa (xám) x aa (trắng)
F2: 1 xám : 1 trắng
Bài 2: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a). gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho 3 cây hạt vàng tự thụ phấn trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
2/3 AA x AA → F1 2/3 AA hạt vàng
1/3 Aa x Aa → F1 1/3.(3/4 A- hạt vàng : 1/4 aa hạt xanh)
→ F1: 11/12 hạt vàng : 1/12 hạt xanh.
Bài 3: Ở đậu Hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh (a). gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Sức sống của giao tử mang gen A gấp đôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cây con) kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%. Bố và mẹ đều mang gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của F1 (mới sinh) sẽ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
P: Aa x Aa
Gp : 1/2A : 1/4a 1/2A : 1/4a
F1 : 1/4AA : 2/8Aa : 1/16aa
Kiểu gen sống F1: 1/4AA : 2/8.3/4 Aa: 1/16.1/2 aa
Kiểu hình đời con F1: 14/32 A- : 1/32 aa → 14 hạt vàng : 1hạt xanh.
Bài 4: Lai thứ dâu tây thuần chủng quả đỏ với quả trắng được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 105 cây quả đỏ: 212 cây quả hồng: 104 cây quả trắng. Biết rằng màu sắc quả do một gen qui định và gen nằm trên NST thường.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Cho cây dâu tây F2 tiếp tục lai với nhau. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở F3 thu được từ mỗi công thức lai.
Gợi ý: Di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Bài 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tính tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1.
Hướng dẫn giải
Thân cao / thân thấp = 1 :1 là kết quả phép lai Aa x aa => tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1
Hoa đỏ/hoa trắng = 3:1 là kết quả phép lai Bb x Bb => tỉ lệ phân li kiểu gen là 1: 2: 1
=> Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là: (1:1)(1:2:1) = 2:2:1:1:1:1
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-9 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Bài 10: Cho 1 cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài đó, kết quả thu được như sau:
- Với cây thứ nhất: đời con có 25% cây hoa trắng: 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa đỏ.
- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa vàng: 6,25% cây hoa trắng.
- Với cây thứ ba, đời con có 50% cây hoa vàng: 37,5% cây hoa đỏ: 12,5% cây hoa trắng.
Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy xác định kiểu gen của các cây đem lai.
Hướng dẫn giải
- Ở cùng 1 loài, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và không thay đổi theo từng phép lai. Do vậy, cả 3 phép lai này cùng bị chi phối bởi 1 quy luật di truyền giống nhau.
- Có 3 phép lai với tỉ lệ kiểu hình khác nhau, để xác định quy luật di truyền của tính trạng, phải chọn phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất. Ở đây, phép lai 2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng → là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ trợ. Vậy, tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ.
- Ở phép lai thứ 2 đời con có 16 kiểu tổ hợp giao tử nên bố mẹ phải dị hợp về cả 2 cặp gen → kiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai 2 là: AaBb x AaBb.
- Ở phép lai 1 có tỉ lệ 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ gồm 4 kiểu tổ hợp = 4 x 1. Vậy cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử, có kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen. Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb nên cây thứ nhất phải có kiểu gen aabb.
- Ở phép lai 3 có tỉ lệ 4 vàng: 3 đỏ: 1 trắng gồm 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2. Vậy cây thứ 3 phải có 1 cặp gen dị hợp. Đời con có cây hoa trắng (aabb) nên cây thứ ba có gen ab → Kiểu gen của nó có thể là Aabb hoặc aaBb. Trong tương tác bổ trợ loại có tỉ lệ kiểu hình 9: 7 và 9: 6: 1 thì vai trò của các gen trội A và B là ngang nhau nên cả 2 kiểu gen này đều là phù hợp.
+ Cặp lai thứ nhất: AaBb x aabb
+ Cặp lai thứ 2: AaBb x AaBb
+ Cặp lai thứ 3: AaBb x aaBb (hoặc AaBb x Aabb).
Bài 11: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F1, đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
- Theo giả thiết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 về tính trạng màu sắc là 12 trắng : 3 vàng : 1 đỏ. Ở đây khi không có gen át chế can thiệp thì tỉ lệ kiểu hình vàng/ đỏ = 3/1, chứng tỏ vàng trội so với đỏ.
- Nếu kí hiệu vàng A thì đỏ là a là vàng, gen B là gen át chế màu sắc hạt, gen b là gen cho màu sắc hạt biểu hiện. Để tạo ra 16 tổ hợp gen ở F1 thì cơ thể P đem lai phải dị hợp tử về 2 cặp gen, có kiểu gen AaBb. Theo giả thiết ở F1 ta có 12/16 tổ hợp có kiểu hình hạt trắng. Trong đó có 2/12 tổ hợp gen đồng hợp tử có kiểu hình trắng (1/12 AABB + 1/12 aaBB = 1/6)
Bài 12: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết hãy tính xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục.
Hướng dẫn giải
- FB cho 4 tổ hợp giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb. FB cho tỉ lệ 1 dẹt: 2 tròn: 1 bầu dục → tương tác gen kiểu bổ trợ.
Quy ước: A-B-: dẹt; A-bb, aaB-: tròn; aabb: bầu dục.
F1 x F1 → F2: 9 dẹt: 6 tròn: 1 bầu dục.
- Để F3 có cây bầu dục (aabb), cây tròn F2 phải cho giao tử ab → Kiểu gen cây tròn F2: Aabb và aaBb → Xác suất để bố mẹ F2 có kiểu gen trên là: 2/3 x 2/3= 4/9
- Xác suất để sinh con bầu dục = 1/4.
→ Xác xuất là: 4/9 x 1/4 = 1/9
Bài 13: Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dòng thuần chủng lông màu trắng và lông màu vàng giao phối với nhau thu được F1 toàn con lông màu trắng. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 48 con lông màu trắng : 9 con lông màu đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con lông màu vàng. Hãy giải thích kết quả của phép lai này.
Hướng dẫn giải
- Kết quả phép lai cho thấy màu lông bị chi phối bởi sự tương tác của 3 gen không alen trên NST thường và F1 dị hợp về 3 cặp gen.
- Sơ đồ phân li ở F2
Nhận xét: Alen B quy định lông nâu, b: lông vàng; alen D: lông xám, d: lông vàng. Các alen trội B và D tác động bổ trợ quy định lông đen; alen A át chết sự hình thành sắc tố → màu trắng.
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 14-16 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !