Phương pháp giải Các dạng bài tập trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng Sinh học 12

TRƯỜNG HỢP 1 GEN QUY ĐỊNH 1 TÍNH TRẠNG

1. Tương tác đồng trội

Tương tác đồng trội là hiện tượng cả hai alen trong cơ thể dị hợp cùng hình thành những tính trạng mà nó kiểm soát một cách độc lập với alen cùng cặp.

Ví dụ: Ở người, sự di truyền nhóm máu ABO do 3 alen: IA, IB, IO. Trong đó, alen IA, IB là trội hoàn toàn so với alen IO, 2 alen IA, IB đồng trội. Trên cơ sở đó, người ta xác định được 4 nhóm máu ở người:

Nhóm máu A: kiểu gen IAIA, IAIO.

Nhóm máu B: kiểu gen IBIB, IBIO.

Nhóm máu AB: kiểu gen IAIB.

Nhóm máu O: kiểu gen IOIO.

Ngoài ra, ở người còn có sự di truyền nhóm máu MN do 2 alen IM, IN đồng trội quy định. Cụ thể như sau:

Nhóm máu M: kiểu gen IMIM.

Nhóm máu N: kiểu gen ININ.

Nhóm máu MN: kiểu gen IMIN.

2. Gen gây chết (alen gây chết)

- Tương tác gen gây chết là hiện tượng khi sự có mặt của alen đó trong kiểu gen sẽ ảnh hưởng không thuận lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, do vậy đẫn đến làm giảm sức sống hay gây chết cho cơ thể mang nó. Hiện tượng tương tác alen gây chết có thể giải thích do alen quy định tổng hợp Protein từ đó quy định tổng hợp những enzyme tham gia quá trình chuyển hóa quyết định sự sống còn của sinh vật.

- Có hai dạng tương tác gen gây chết: gây chết trong trạng thái đổng hợp trội & gây chết trong trạng thái đồng hợp lặn.

- Gen gây chết liên kết với giới tính sẽ làm giảm số con đực sinh ra.

- Các gen theo hiệu quả gây chết thường chia làm 3 nhóm:

+ Gen gây chết hoàn toàn: là gen làm chết hoàn toàn các cá thể đồng hợp mang nó.

+ Gen nửa gây chết: là gen làm chết nhiều hơn 50% nhưng ít hơn 100% số thể đồng hợp mang nó.

+ Gen giảm sống: là gen làm chết dưới 50% số thể đồng hợp mang nó.

- Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ có tính chất quy ước vì một gen có thể gây chết hoàn toàn trong điều kiện này nhưng lai lại là gen nửa gây chết trong điều kiện ngoại cảnh khác.

Ví dụ: sự sai lệch khỏi tỷ lệ 3:1 ở F2 đã được phát hiện khi lai các chuột vàng với nhau. Kết quả lai cho tỷ lệ 2 vàng : 1 đen. Hiện tượng này cũng nhận thấy ở màu lông xám và màu lông đen ở cừu, màu bạch kim và màu ánh bạc ở cáo, sự có hay không có vảy ở cá chép, nhiều tính trạng ở ruồi giấm và các động vật khác. Không những vậy, hiện tượng gen gây chết còn gặp ở thực vật và vi sinh vật.

- Ta xét ví dụ cụ thể sau:

Ở chuột: Ay: lông màu vàng (trội); A : lông màu đen (lặn)

- Người ta tiến hành phép lai thu được kết quả như sau:

Pt/c: AyA (chuột lông vàng)  × AyA (chuột lông vàng)

GP:           (Ay, A) :                           (Ay, A)

F1: 2 AyA (lông vàng) : 1 AA (lông đen) : 1 AyAy (chết ở giai đoạn sớm của phôi)

- Giải thích kết quả phép lai

+ Kết quả phép lai trên cho thấy trong các số chuột đẻ ra thì số con của nó ít hơn 1/4 so với các tổ hợp lai khác.

+ Các nhận xét này được đưa đến giả thiết là chuột lông vàng có kiểu gen dị hợp tử AyA, khi chúng lai với nhau làm xuất hiện chuột có kiểu gen đồng hợp AyAy không có sức sống và chúng bị chết ở giai đoạn sớm của phôi.

+ Người ta làm thí nghiệm giải phẫu chuột các lông vàng đang mang thai trong tổ hợp lai giữa chuột lông vàng và chuột lông vàng đều xác định hiện tượng trên. Đó là trong dạ con của chuột mẹ có một số bào thai lông vàng không phát triển vì một số bộ phận trong cơ thể mang đặc điểm dị hình. Như thế chuột đồng hợp tử AyAy không có sức sống do alen Ay là alen gây chết. Tác động của alen Ay về màu lông là trội so với alen A nhưng về mặt sức sống thì alen Ay lại lặn so với alen A, bằng chừng là tổ hợp AyA vẫn sống bình thường do alen A lấn át sự gây chết của alen Ay.

→ Đây là ví dụ về gen có tác động này trội nhưng tác động kia là lặn so với alen tương ứng.

3. Gen biểu hiện chậm 1 thế hệ

Sản phẩm do gen ở trong nhân tạo ra (trước khi thụ tinh) tồn tại ở tế bào chất của tế bào trứng tác động đến sự biểu hiện kiểu hình ở đời sau. Hiện tượng này gọi là"tiền định tế bào chất" hay hiệu ứng dòng mẹ (còn gọi là hiện tượng di truyền Men Đen thể hiện chậm đi 1 thế hệ).

Ví dụ: Ốc sên có dạng vỏ xoắn phải, có dạng vỏ xoắn trái. Tính trạng này do một lôcút gen kiểm soát: D- xoắn phải, d- xoắn trái. Khi cho giao phối dạng xoắn phải (DD) với dạng xoắn trái (dd) theo 2 phép lai thuận và nghịch, kết quả của 2 trường hợp: F1 thể hiện xoắn theo dạng lấy làm mẹ;  đời F2 thể hiện toàn bộ xoắn phải (theo dạng trội); ở đời F3 thu được tỷ lệ phân li 3/4 xoắn phải: 1/4 xoắn trái.

a. Viết sơ đồ phân tích di truyền tính xoắn của vỏ ốc sên.

b. Giải thích sự di truyền tính trạng nói trên.

Hướng dẫn giải

Ta thấy ở đời F1 biểu hiện kiểu hình giống cá thể làm mẹ, đời F2 biểu hiện kiểu hình đồng tính trội, đời F3 biểu hiện kiểu hình phân li tỷ lệ 3 trội: 1 lặn. Như vậy sự phân li tính trạng diễn ra chậm đi một thế hệ.

P:    ♀ xoắn trái  x ♂ xoắn phải

                   ss          SS

F1 :   100% Ss xoắn trái

F2 : 1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss

         100% xoắn phải

P: ♀ xoắn phải x ♂ xoắn trái

                SS          ss

F1    100% Ss xoắn phải

F2 : 1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss

         100% xoắn phải


---(Để xem tiếp nội dung gen chịu ảnh hưởng của giới tính và môi trường của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Phương pháp giải Các dạng bài tập trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?