Kiến thức trọng tâm ôn tập Các dạng tương tác cộng gộp Sinh học 12

TƯƠNG TÁC CỘNG GỘP

- Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác giữa hai hay nhiều gen không alen để cùng quy định một tính trạng. Trong đó, mỗi gen trội cùng alen hay khác alen đóng góp một vai trò như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng.

- Có hai kiểu tương tác cộng gộp:

+ Tương tác cộng gộp có tích lũy

+ Tương tác cộng gộp không tích lũy

1. Về tương tác cộng gộp có tích lũy

- Một số tính trạng có liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng như: số lượng hạt trên bắp ngô, sản lượng trứng ở gia cầm … cũng như các tính trạng màu da, chiều cao, màu mắt ở người bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen. Các tính trạng này còn được gọi là tính trạng đa gen hay tính trạng số lượng.

- Sự phân ly kiểu hình của các tính trạng đa gen không cho tỷ lệ chất lượng thương phẩm rõ ràng. Các cá thể có biểu hiện kiểu hình dao động khác nhau do nhận nhiều hay ít gen (thường là alen trội) và có thể xếp chúng theo mức độ biểu hiện thành một dãy liên tục.

- Dưới đây là một ví dụ điển hình về tương tác cộng gộp.

Màu sắc da ở người là tính trạng đa gen do nhiều gen không alen tương tác quy định.

+ Phép lai được tiến hành theo sơ đồ sau:

Pt/c:                 AABBCC (da rất đen)  ×  aabbcc (da rất trắng)

F1:                                    AaBbCc (100% da nâu)

F1 × F1:                  AaBbCc (da nâu) ×  AaBbCc (da nâu)

F2:

+ Kết quả: F2 thu được tỉ lệ kiểu hình: 1 da rất trắng :6 da trắng :15 da trắng vừa : 20 da nâu : 15 da đen vừa : 6 da đen : 1 da rất đen.

+ Tính trạng màu sắc da ở người là do tương tác giữa 3 cặp gen không alen (A và a, B và b, C và c) quy định.

+ Các alen lặn a, b, c không có vai trò trong việc tích lũy sắc tố da. Kiểu gen mang càng nhiều alen lặn thì kiểu hình là da càng trắng.

+ Có thể giải thích hiện tượng tương tác cộng gộp không tích lũy của các gen không cùng alen bằng cơ chế tiến hóa cấp phân tử. Do đột biến lặp đoạn hoặc chuyển đoạn dẫn đến trên các NST có thể mang các locus gen khác nhau nhưng cùng tạo ra các sản phẩm Protein như nhau. Lượng sản phẩm Protein tạo ra càng nhiều thì có tác động càng mạnh lên sự biểu hiện của tính trạng.

  • Kết quả ở F2 thông qua phép lai trên ta thu được tỉ lệ một dãy các kiểu hình từ da rất trắng đến da rất đen.

2. Về tương tác cộng gộp không tích lũy

Hình dạng quả ở cây tề do hai cặp gen không alen tương tác quy định. Trong đó:

A–B–; aaB–; A–bb: quả hình tam giác

aabb: quả hình bầu dục

- Tiến hành phép lai thu được kết quả như sau:

Pt/c:             AABB (Quả hình tam giác) × aabb (Quả hình bầu dục)

F1:                                AaBb (100% quả hình tam giác)

F2:       15 quả hình tam giác (A-B-; A-bb; aaB-) :   1 quả bầu dục (aabb)

- Kết quả của phép lai được giải thích theo 2 cách:

+ Cách 1: Hình dạng quả ở cây tề do tương tác cộng gộp không tích lũy của hai cặp gen không alen (A và a, B và b) quy định. Trong đó, sự có mặt của alen trội (không phụ thuộc vào số alen trội) trong kiểu gen quy định kiểu hình là quả hình tam giác. Nếu trong kiểu gen không có alen trội thì các cơ thể đó sẽ mang kiểu hình quả bầu dục.

+ Cách 2: Ngoài ra còn có một giả thuyết khác được đưa ra để giải thích kết quả của phép lai trên. Người ta cho rằng tính trạng hình dạng quả ở cây tề là do tương tác át chế trội kép giữa 2 cặp gen không  alen tức A > B, b và B > A, a.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm ôn tập Các dạng tương tác cộng gộp Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?