Bài tập kim loại tác dụng với muối

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI

 

Câu 1: Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 2 muối. Các muối trong X là

A. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.                              B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.                               D. Al(NO3)3 và Mg(NO3)2.

Câu 2: Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Các kim loại trong Y là.

A. Al, Cu và Ag.                                               B. Cu, Ag và Zn.

C. Mg, Cu và Zn.                                             D. Al, Ag và Zn.

Câu 3: Cho hỗn hợp A gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 2 muối. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Al và Cu.                 B. AgNO3 và Al.                  C. Cu và AgNO3.         D. Al.

Câu 4: Cho hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Fe, Cu(NO3)2 và AgNO3.                            B. Mg, Fe và Cu(NO3)2.

C. Mg, Cu(NO3)2 và AgNO3.                           D. Mg, Fe và AgNO3.

Câu 5: Cho Al và Cu vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng xong thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm các kim loại là

A. Al và Ag.                 B. Cu và Al.                        C. Cu và Ag.                D. Al, Cu và Ag.

Câu 6: Cho Al tác dụng với dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian thu được  dung dịch X và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là

A. Al.                           B. Cu(NO3)2.                       C. AgNO3.                   D. Al và AgNO3.

Dùng cho câu 7, 8: Cho 1,58 gam hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,92g chất rắn Y. Cho X tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,7g chất rắn T gồm 2 oxit kim loại.

Câu 7: Phần trăm khối lượng Mg trong A là

A. 88,61%.                  B.11,39%.                               C. 24,56%.                  D. 75,44%

Câu 8: Nồng độ mol của dung dịch CuCl2 ban đầu là

A. 0,1M.                      B. 0,5M.                                  C. 1,25M.                    D. 0,75M.

Dùng cho câu 9, 10, 11, 12: Cho 23,0 gam hỗn hợp A gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Cho NaOH tác dụng với dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam.

Câu 9: Các chất phản ứng hết trong thí nghiệm 1 là

A. Al.                           B. CuSO4.                                C. Al và CuSO4.          D. Al và Fe.

Câu 10: Giá trị của m là

A. 37,6.                       B. 27,7.                                    C. 19,8.                       D. 42,1.

Câu 11: Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ muối trong X là

A. 0,1M.                      B. 0,25M.                                C. 0,3M.                      D. 0,5M.

Câu 12: Số mol NaOH đã dùng là

A. 0,8.                         B. 0,4.                                     C. 0,6.                         D. 0,3.

Dùng cho câu 13, 14, 15: Cho 1,57gam hỗn hợp A gồm Zn và Al vào 100 ml dung dịch B gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn Y và dung dịch X chỉ chứa 2 muối. Ngâm Y trong H2SO­4 loãng không thấy có khí thoát ra.

Câu 13: Số lượng chất phản ứng hết khi A + B là

A. 1.                            B. 2.                                         C. 3.                            D. 4.

Câu 14: Giá trị của m là

A. 1,00.                       B. 2,00.                                   C. 3,00.                       D. 4,00.

Câu 15: Nếu coi thể tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các ion trong X là

A. 0,3M.                      B. 0,8M.                                  C. 1,0M.                      D. 1,1M.

Dùng cho câu 16, 17, 18: Cho hỗn hợp A gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và  8,12 g chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu 0,672 lít khí H2(đktc) và dung dịch chứa m gam muối.

Câu 16: Các chất phản ứng hết khi A + B là

A. Fe, Al và AgNO3.                                        B. Al, Cu(NO3)2 và AgNO3.

C. Al, Fe và Cu(NO3)2.                                    D. Fe, Cu(NO3)2 và AgNO3.

Câu 17: Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch B tương ứng là

A. 0,1 và 0,06.             B. 0,2 và 0,3.                         C. 0,2 và 0,02.                D. 0,1 và 0,03.

Câu 18: Giá trị của m là           

A. 10,25.                      B. 3,28.                                 C. 3,81.                          D. 2,83.          

Câu 19: Cho 4,15 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,84gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Al trong A là

A. 32,53%.                  B. 67,47%.                              C. 59,52%.                  D. 40,48%.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập kim loại tác dụng với muối, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?