MỘT SỐ CÂU ĐỒ THỊ KHÓ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Mg trong V ml dung dịch HNO3 2,5 M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X ( không chứa muối amoni) và 0,084 mol hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với oxi là . Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X thì lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị hình vẽ dưới đây:
Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 6,36 và 378,2 B. 7,8 và 950 C. 8,85 và 250 D. 7,5 và 387,2
HƯỚNG DẪN :
Đặt mol Al = x(mol), mol Mg = y mol
Từ tỉ khối hơi dễ dàng tính được mol 2 khí : n N2 = 0,014 mol, n N2O = 0,07 mol
- Bte : 3x + 2y = 0,014 .10 + 0,07 .8 = 0,7 = n OH- khi kết tủa max ⇒ khi cho NaOH vào thì
- m kết tủa max = m kim loại + m OH- = m + 0,7.17= m +11,9 (1)
Nhin đồ thị ⇒ n HNO3 dư = 0,05 .2= 0,1 mol
nHNO3 = 2,5V = nHNO3 pu + nHNO3 dư = (0,7+ 0,014.4 + 0,07.2)+ 0,1⇒ V= 387,2ml
Từ trên khi kết tủa max thì V NaOH= (0,1+0,7)/2= 0,4
→ Khi m kết tủa = 17,45 thì n NaOH = 0,4125.2 = 0,825 mol → n Al(OH)3 bị hòa tan= 0,825-0,8
→ 17,45 = m + 11,9 – (0,825- 0,8).78 → m = 7,5g
Câu 2: Cho từ từ dung dịch chứa a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa b mol ZnSO4. Đồ thị biểu diễn số mol kết tủa theo giá trị của a như sau
Giá trị của b là:
A. 0,08 B. 0,11 C. 0,12 D. 0,1
HƯỚNG DẪN :
n ktua max = n BaSO4 max + n Zn(OH)2 max = 2b
Khi n Ba (OH)2 = 0,175 thì BaSO4 max và n Zn(OH)2 bị hòa tan = 0,175 – b
x = b + [b- (0,175- b)] = 3b – 0,175 (1)
Mặt khác khi n Ba(OH)2= 0,0625< b → x = 2. 0,0625 (2)
(Lúc này 2 kt có mol bằng nhau = 0,625)
Ghép (1) và (2) → 3b – 0,175 = 2.0,0625 → b= 0,1
Câu 3: Điện phân dung dịch chứa HCl, NaCl, FeCl3 (điện cực trơ, có màng ngăn). Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên pH của dung dịch theo thời gian (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)?
HƯỚNG DẪN :
Lúc đầu Fe3+ bị điện phân trc thành Fe2+ nên PH không đổi → loại C ,D
Sau đó đến H+ bị điện phân nên nồng độ axit giảm → PH tăng → B
Câu 4. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và AlCl3 thì khối lượng kết tủa sinh ra được biểu diễn bằng đồ thị sau. Giá trị của x gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,029 B. 0,025 C. 0,019 D. 0,015
HD: Tại điểm n Ba(OH)2 = 0,08 → nOH- = 0,16 hòa tan hết Al3+ → nAl3+ =0,16/4 =0,04
→ Taị y thì n OH- = 2y → n Al(OH)3= 2y/3 và n BaSO4 max = y
→ 78.2y/3 + 233y = 8,55 → y = nBaSO4max = 0,03 mol
→ Tại x → n OH =2x → n Al(OH)3= 2x/3 và nBaSO4= x Lúc này tổng khối lượng 2 kết tủa bằng kết tủa BaSO4 khi max nên → 78.2x/3 + 233x = 0,03.233 → x = 0,024526
→ B
Câu 5: Cho m gam Al tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 1M và HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của kết tủa vào số mol Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của y gần nhất với
A. 93 B. 70 C. 58 D. 46,5
HD: Dung dịch Y có Al2 (SO4)3 = V/3= x mol và AlCl3 = v/3= xmol
→ nAl3+ = 3x mol = nSO42-
Tại n Ba(OH)2 = 0,75=> n OH = 1,5mol thì luc này cả 2 kết tủa max với nAl(OH)3= 1/3 .n OH- = 0,5mol
→ nBaSO4max .233 + 0,5.78 = 139,9 → nBaSO4max = 0,433< 0,5 vô lí
Chúng tỏ trong dung dịch Y còn H+ dư → Đoạn đồ thị đi lên đầu tiên đến y chỉ có 2 pu là:
→ H+ + OH- → H2O → nOH- kết tủa hết Al3+ = 1,5 – a
→ nAl(OH)3 max = (1,5 –a)/3 (1) SO42- + Ba2+ → BaSO4
Dd Y ( SO42- : xmol, Cl- : xmol, H+ : amol → BTDT Al3+ : (3x-a)/3mol)
ð nAl(OH)3 max = (3x –a)/3 (2) kết hợp (1) → (1,5 –a)/3= (3x –a)/3=>x=0,5mol
ð tại kết tủa max 139,9g = nBaSO4max + n nAl(OH)3 max = 233x + 78(3x-a)/3
→ thay x= 0,5 vào → a= 0,6 mol = n H+ dư → nBa(OH)2 dùng cho đoạn y (trung hòa hết H+ dư = 0,3 mol → tại y chính là kết tủa BaSO4 = n Ba(OH)2= 0,3 mol
→ y = 0,3.233= 69,9 g xấp xỉ 70g → B
...
Trên đây là phần trích dẫn Một số câu đồ thị khó có đáp án chi tiết để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!