Củng cố kiến thức về kim loại kiềm và hợp chất của chúng (có đáp án)

CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

 

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA

A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử                                      

B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất

C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất                                 

D. Bán kính nguyên tử

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại Kiềm:

A. Đều có mạng tinh thể lập phương tâm  khối.

B. Dễ bị oxi hoá.

C. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit.

D. Đều là những nguyên tố p mà nguyên tử có 1electron ngoài cùng.

Câu 3. Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là

A. 11.                                 B. 10.                                 C. 22.                                  D. 23.

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm để bảo quản Na có thể ngâm Na trong:

A. NH3 lỏng                        B. C2H5OH                        C. Dầu hoả.                         D. H2O

Câu 5. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.       

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 6. Cho các nhận định sau:

(1) Để điều chế Na có thể dùng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

(2) Hợp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp (70oC) được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.

(3) Kim loại Cs được dùng làm tế bào quang điện, hợp kim Li-Al được dùng trong kĩ thuật hàng không.

(4) Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn, ở anot thu được Cl2.

(5) Trong công nghiệp điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp.

Số nhận định đúng là:       

A. 3.                                B. 2.                               C. 5.                                D. 4.

Câu 7. Ở điều kiện thường, kim loại kiềm khử nước dễ dàng. Hiện tượng xảy ra khi cho K tác dụng với H2O là:

A. Kali tự bùng cháy                                   B. K chìm trong nước, tan dần đồng thời tạo bọt khí

C. Kali nổ mạnh trong nước                        D. Kali bị nóng chảy và chạy trên mặt nước

Câu 8. Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Al.                                B. Na.                             C. Mg.                            D. Fe.

Câu 9. Trong các kim loại sau: Liti, Natri, Kali, Rubidi. Kim loại nhẹ nhất là

A. Liti                                B. Natri                            C. Kali                           D. Rubidi.

Câu 10. Cho dung dịch KOH vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thấy:

A. Tạo thành kết tủa xanh                          B. Tạo thành kết tủa xanh càng lúc càng nhiều, sau đó kết tủa tan đi và mất hẳn

C. Tạo thành kết tủa trắng                          D. Không nhìn thấy hiện tượng gì xãy ra cả

Câu 11. Phản ứng nào sau đây nay không thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử ?

A. Na + HCl                       B. Na + H2O                   C. Na + O2                            D. Na2O + H2O

Câu 12. Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung địch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Ba(OH)2.                       B. Na2CO3.                     C. K2SO4.                      D. Ca(NO3)2.

Câu 13. Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. KCl                                B. KNO3.                         C. NaCl                          D. Na2CO3.

Câu 14. Cho sơ đồ; NaHCO3 . X, Y , Z tương ứng là:

A. NaHSO4; BaCl2; AgNO3       

B. H2SO4; BaCl2 ; HNO3  

C. K2SO4; HCl; AgNO3   

D. (NH4)2SO4; HCl; HNO3

Câu 15. Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.                                                    

B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.                    

D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.

Câu 16. Cho 0,78 gam kim loại M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2.Vậy M là

A. Li.                                     B. Na.                               C. K.                                 D. Rb.

Câu 17. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1 M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

A. 0,1                                    B. 0,3                                 C. 0,2                              D. 0,4.

Câu 18.  Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước, thu được dung dịch Y. Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là

A. Ca.                                    B. Ba.                                 C. Na.                             D. K.

Câu 19. Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là

A. 600 ml.                              B. 150 ml.                            C. 300 ml.                      D. 900 ml.

Câu 20. Một hợp kim Na–K tác dụng hết với nước được 2,0 lít khí (đo ở 00C, 1,12 atm) và dung dịch D. Thể tích dung dịch HCl 0,5M cần để trung hòa hết ½ dung dịch D là?

A. 200 ml                               B. 100 ml                              C. 400 ml                         D. 1000 ml

...

Trên đây là phần trích dẫn Củng cố kiến thức về kim loại kiềm và hợp chất của chúng (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?