Bài tập Hóa vô cơ ôn thi THPT QG

BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ ÔN THI THPT QG

 

ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

Câu 1: cho các phát biểu sau:

a. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại có từ 1 đến 3 electron ở lớp ngoài cùng

b. Trong cùng chu kì, bán kính nguyên tử của kim loại nhỏ hơn so với phi kim

c. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do

d. Tính chất vật lý chung của kim loại là tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và độ cứng cao

Số phát biểu đúng:

A. 2                             B. 4                 C. 3                             D. 1

Câu 2: phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

B. Những tính chất vật lý chung của kim loại gây nên chủ yếu bởi khối lượng riêng của kim loại

C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa

D. Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử có phát sinh dòng điện

Câu 3: phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại

B. Kim loại khác nhau có độ dẫn điện dẫn nhiệt khác nhau, sự khác nhau đó do mật độ electron khác nhau

C. Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa khử không phát sinh dòng điện

D. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh

Câu 4: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có:

A.  nhiều electron độc thân                                         B. các ion dương chuyển động tự do

C. các electron chuyển động tự do                             D. nhiều ion dương kim loại

Câu 5: để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối:

A. Cu                         B. Zn                                       C. Ni                           D. Ag

Câu 6: gỉ sắt có thành phần chủ yếu là:

A. Fe2O3                   B. FeO                                    C. Fe2O3.nH2O            D. Fe3O4

Câu 7: thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào dưới đây để khử độc Hg:

A. bột sắt                    B. Bột lưu huỳnh                    C. Bột than                 D. Nước

Câu 8: cấu hình nào sau đây là của nguyên tử kim loại:

A. 1s22s2sp63s23p4    B. 1s22s2sp63s23p5                    C. 1s22s2sp63s1           D. 1s22s2sp6

Câu 9: cấu hình electron của cation R2+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là:

A. S                             B. Al                                       C. N                            D. Mg

Câu 10: cho cấu hình electron: 1s22s2sp6 .Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử  và ion có cấu hình electron như trên:

A. K+, Cl, Ar                B. Li+, Br, Ne                           C. Na+, Cl,Ar              D. Na+,F-, Ne

Câu 11: có 4 ion là ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất:

A. Fe3+                        B. Fe2+                                    C. Al3+                        D. Ca2+

Câu 12: cho dãy kim loại Zn, Fe, Cr. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại của các kim loại từ trái sang phải trong dãy:

A. Zn, Fe, Cr               B. Fe, Zn, Cr                           C. Zn, Cr, Fe               D. Cr, Fe, Zn

Câu 13:  Cho dãy các kim loại: K, Na, Ca, Al. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất:

A. Al                           B. Ca                                       C. K                            D. Na

Câu 14: ngâm một lá Ni trong dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4 , AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2, AgNO3. Số phản ứng hóa học xảy ra:    

A. 1                             B. 2                                         C. 3                            D. 4    

Câu 15: kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây:

A. MgSO4, CuSO4     B. NaCl, AlCl3                          C. CuSO4, AgNO3      D. AgNO3, NaCl

Câu 16: cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là:

A. Sn2+                              B. Cu2+                                    C. Fe2+                         D. Ni2+

Câu 17: chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+:

A. Fe                           B. Ag+                                     C. Al3+                         D. Ca2+                       

Câu 18: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại  Fe là

A. Cr2+, Au3+, Fe3+.     B. Fe3+, Cu2+, Ag+.                C. Zn2+, Cu2+, Ag+.     D. Cr2+, Cu2+, Ag+.

Câu 19: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

A. Zn, Ag+.                 B. Zn, Cu2+.                           C. Ag, Fe3+.               D. Ag, Cu2+  

Câu 20:  Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4  → FeSO4  + Cu.  Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự oxi hóa Fe ,sự khử Cu2+.

B. sự khử Fe2+, sự khử Cu2+ 

C. sự khử Fe2+,sự oxi hóa Cu.  

D. sự oxi hóa Fe,sự oxi hóa Cu.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập Hóa vô cơ ôn thi THPT QG, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?