Bài tập chuyên đề về sắt và hợp chất của sắt môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Ninh Trực

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NINH TRỰC

 

Câu 154: Cấu hình electron của nguyên tử hoặc ion nào dưới đây được viết đúng?

     A. 26Fe: [Ar]4s13d7                                                    B. 26Fe2+: [Ar]4s23d4

     C. 26Fe2+: [Ar]3d44s2                                                                  D. 26Fe3+: [Ar]3d5

Câu 155: Trong các kim loại sau: Cu, Al, Fe, Pb. Kim loại thường dùng làm vật liệu dẫn điện, dẫn nhiệt là:

     A. Cu, Fe.                          B. Pb, Al.                        C. Fe, Pb.                          D. Cu, Al.

Câu 156: Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(NO3)3?

     A. Fe + HNO3 đặc nguội.                                       B. Fe + Cu(NO3)2.

     C. Fe + Fe(NO3)2.                                                      D. Fe(NO3)2 + AgNO3.

Câu 157: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

     A. Cu + dung dịch FeCl3.                                      B. Fe + dung dịch HCl.

     C. Fe + dung dịch FeCl3.                                        D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 158: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải là tính chất vật lí của sắt:

     A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.                             B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

     C. Dẫn điện và nhiệt tốt.                                      D. Có tính nhiễm từ.

Câu 159: Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta sử dụng phương pháp:

     A. điện phân dung dịch muối sắt                              

     B. điện phân nóng chảy muối sắt

     C. khử oxit sắt bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao

     D. dùng kim loại có tính khử mạnh để khử ion sắt trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Câu 160: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là:

     A. hematit đỏ.                B. xiđerit.                      C. hematit nâu.                  D. manhetit.

Câu 161: Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần?

     A. K, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag.                             B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn, Ag, Cu.

     C. Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, K.                             D. Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, K.

Câu 162: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

     A. kim loại Cu.               B. kim loại Ag.                C. kim loại Ba.                 D. kim loại Mg.

Câu 163: Phát biểu nào sau đây không đúng?

     A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

     B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

     C. Fe2+ oxi hoá được Cu.

     D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 164: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng

     A. Dung dịch AgNO3.                                               B. Dung dịch HCl và khí O2.

     C. Dung dịch FeCl3.                                                  D. Dung dịch HNO3.

Câu 165: Cho phản ứng hóa học: Fe  + CuSO4   FeSO4  +  Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra:

     A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                          B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

     C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                       D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 166: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là:

     A. Fe(NO3)2 và AgNO3.                                       B. AgNO3 và Zn(NO3)2.

     C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.                                   D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

Câu 167: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

     A. I, II và III.                B. I, II và IV.                 C. I, III và IV.                 D. II, III và IV.

Câu 168: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

     A. 3.                               B. 4.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 169: Cho dãy các chất và ion: Zn, FeO, N2, HCl, Fe2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

     A. 2.                               B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 171: Cho  từng  chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là

     A. 8.                               B. 5.                                 C. 7.                                 D. 6.

Câu 172: Cho các chất sau: dung dịch KMnO4 (1), dung dịch HCl (2), dung dịch HNO3 (3), dung dịch KOH (4), dung dịch H2SO4 loãng (5). Muối FeSO4 có thể tác dụng với các chất là:

    A. 1, 3, 4.                          B. 1, 4.                             C. 2, 3, 4.                         D. 3, 4, 5.

Câu 173: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?

     A. [Ar]3d6.                        B. [Ar]3d5.                      C. [Ar]3d4.                        D. [Ar]3d3.

Câu 174: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

     A. hematit nâu.                  B. manhetit.                     C. xiđerit.                          D. hematit đỏ.

Câu 175: Hợp chất sắt (III) sunfat có công thức là

     A. FeSO4.                          B. Fe(OH)3.                     C. Fe2O3.                           D. Fe2(SO4)3.

Câu 176: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?

     A. FeCl2.                            B. FeCl3.                          C. MgCl2.                          D. AlCl3.

Câu 177: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

     A. NaOH.                          B. Na2SO4.                      C. NaCl.                            D. CuSO4.

Câu 178: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?

     A. Fe.                                 B. Fe2O3.                         C. FeCl2.                            D. FeO.

Câu 179: Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 thì thấy xuất hiện

     A. kết tủa màu xanh lam.                                           B. kết tủa màu trắng hơi xanh.

     C. kết tủa màu nâu đỏ.                                              D. kết tủa màu xanh lá.

Câu 180: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là

     A. H2.                                B. CO.                             C. Cu.                                D. Al.

Câu 181: Chất nào sau đây oxi hóa sắt thành hợp chất sắt (II)?

     A. S                                   B. Cl2                               C. HNO3 (loãng)               D. H2SO4 (đặc nóng)

Câu 182: Nhận định nào sau đây sai?

     A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4.                 B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3.

     C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2.                    D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3.

Câu 183: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

     A. Fe3O4.                           B. FeO.                            C. Fe.                                 D. Fe2O3.

Câu 184: Cấu hình electron nào là của Fe3+

     A. [Ar] 3d5                        B. [Ar] 3d4                      C. [Ar] 3d3                                D. [Ar] 3d6

Câu 185: Có 2 chất rắn Fe2O3 và Fe3O4. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được 2 chất rắn đó?

     A. dung dịch HCl                                                      B. dung dịch H2SO4 loãng             

     C. dung dịch HNO3 loãng                                                                                   D. dung dịch NaOH.

Câu 186: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 vào dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch X và khí NO và chất rắn Y (Y phản ứng với HCl cho khí H2). Trong dung dịch X gồm những chất tan nào sau đây?

     A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3                                          B. Fe(NO­3)2

     C. Fe(NO3)3                                                               D. Fe(NO­3)2 và HNO3

Câu 187: Hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng bạc còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là:

     A. AgNO3.                        B. Fe(NO3)3.                    C. Cu(NO3)2.                     D. HNO3.

Câu 188: Đốt nóng một hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được khí H2 bay lên. Vậy trong hổn hợp X có những chất sau:

     A. Al, Fe, Fe3O4, Al2O3.                                            B. Al, Fe, Al2O3

     C. Al, Fe, Fe2O3, Al2O3                                             D. Al, Fe, FeO, Al2O3.

Câu 189: Hoà tan oxit sắt từ vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Tìm phát biểu sai?

     A. Dung dịch X làm mất màu thuốc tím                  

     B. Dung dịch X không thể hoà tan Cu

     C. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, thu được kết tủa.

     D. Dung dịch X tác dụng được với dung dịch AgNO3.

Câu 190: Thành phần nào của cơ thể người chứa nhiều sắt nhất

     A. Tóc.                               B. Xương.                       C. Máu.                             D. Da.

..

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề về sắt và hợp chất của sắt môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Ninh Trực. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?