BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PHENOL VÀ ANĐÊHIT MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TRỖI
PHENOL
Câu 1: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. đimetylete. B. phenol. C. etanol. D. metanol.
Câu 2: Để phân biệt C2H5OH và C6H5OH ta có thể dùng hóa chất nào dưới đây?
A. nước brom. B. nước nóng. C. Mg(OH)2. D. dung dịch HCl.
Câu 3: Chọn nhận xét đúng?
A. Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hoá đỏ.
C. Phenol C6H5OH là một ancol thơm.
D. Phenol phản ứng được với dung dịch brom và dung dịch NaOH.
Câu 4: Chất nào sau đây không tác dụng với kim loại kiềm?
A. phenol. B. etanol. C. etanoic. D. etanal
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol (C6H5-OH) là một ancol thơm.
(b) Phenol tác dụng với dung dịch natri hidroxit tạo thành muối tan và nước.
(c) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
(d) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó có tính axit.
(e)Hợp chất C6H5-CH2-OH là phenol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 6: Phenol tác dụng với chất nào sau đây chứng minh ảnh hưởng của nhóm OH tới vòng benzen?
A. dung dịch Br2 B. NaOH C. Cu(OH)2 D. Na
Câu 7: Cho các chất và dung dịch: (1) Na; (2) NaOH; (3) Br2; (4) Na2CO3. Phenol (C6H5OH) có thể phản ứng được với
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4).
Câu 8: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (có chứa vòng benzen) phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng được với phenol?
A. Na. B. NaOH. C. HCl. D. Br2.
Câu 10: Khi cho phenol tác dụng với dung dịch Br2 thì sản phẩm thu được có hiện tượng:
A. tạo kết tủa vàng. B. tạo kết tủa trắng.
C. tạo dung dịch màu xanh lam. D. tạo dung dịch trong suốt
Câu 11: Phenol tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Na, HCl, KOH, dung dịch Br2 B. Na, KOH, CaCO3, CH3COOH
C. K, NaOH, Br2, HNO3. D. CO2 + H2O, Na, NaOH, Br2.
Câu 12: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là
A. Dung dịch brom, Cu(OH)2. B. Cu(OH)2, quỳ tím.
C. Na, dung dịch brom. D. Dung dịch brom, quỳ tím
Câu 13: Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với
A. Na, dd Br2. B. Na. C. Na, HCl. D. Na, NaOH.
Câu 14: Thuốc thử để phân biệt glixerol, etanol và phenol là
A. Cu(OH)2, dung dịch NaOH. B. dung dịch brom, Cu(OH)2.
C. Na, dung dịch brom. D. dung dịch brom, quì tím.
Câu 15. Có các phản ứng sau:
1. C6H5OH + Na
2. C6H5OH + NaOH
3. C6H5ONa + H2O + CO2
4. C6H5OH + Br2
Những phản ứng chứng tỏ được phenol có tính axit yếu gồm
A. 3 và 4. B. 2, 3 và 4. C. 1, 2 và 3. D. 1, 2 và 4.
Câu 16. Cho các hợp chất thơm: C6H5OH (1), CH3-C6H3(OH)2 (2), C6H5-CH2OH (3). Chất thuộc loại phenol là
A. (1) và (2). B. (2). C. (1). D. (3) và (2).
Câu 17: Cho m gam phenol phản ứng hoàn toàn với dung dịch lượng dư dung dịch Br2, thu được 6,62 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,94. B. 9,4. C. 1,88. D. 0,47.
Câu 18: Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm phenol và etanol tác dụng với natri dư thu được 3,36 lít khí không màu (đktc). Phần trăm khối lượng phenol có trong hỗn hợp A là
A. 50,54%. B. 49,46%. C. 45,32%. D. 54,68%.
Câu 19. Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng hết với một lượng vừa đủ Na kim loại được 2,18 gam chất rắn. Công thức của hai ancol là công thức nào sau đây?
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH. C. C4H9OH và C5H11OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 20: Cho 62,4g dung dịch gồm phenol, ancol etylic có lẫn nước tác dụng với Na kim loại thì thu được 11,2 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu cho lượng hỗn hợp này tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 2M thì vừa đủ. Thành phần % về khối lượng của ancol trong hỗn hợp là
A. 60,256%. B. 36,859%. C. 2,885%. D. 50,0%.
Câu 21: Tiến hành thí nghiệm (A, B, C) ở điều kiện thường về phenol (C6H5OH) và muối C6H5ONa như hình vẽ sau đây:
Thông qua các thí nghiệm cho biết điều khẳng định nào sau đây là chính xác?
A. Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic.
B. Phenol ít tan trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic.
C. Phenol tan nhiều trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic.
D. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan ít trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic.
ANDEHIT
Câu 1: Hợp chất CH3-CH=O có tên thường là
A. anđehit axetic. B. anđehit propionic. C. etanal. D. axit axetic.
Câu 2: Anđehit hai chức là hợp chất hữu cơ trong phân tử có hai nhóm
A. –OH. B. –COOH. C. –COO–. D. –CHO.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ HCHO có tên gọi là
A. Ancol fomic. B. Anđehit axetic. C. Anđehit fomic. D. Ancol axetic.
Câu 4: Số chất ứng với công thức phân tử C4H8O tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Dung dịch bão hòa trong nước của anđehit fomic (có nồng độ khoảng 37-40%) được gọi là
A. axit axetic. B. fomalin. C. vanilin. D. geranial.
Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. CH≡CH; CH3CHO, HCOOH, CH3COOH. B. CH4, HCHO, CH3COOH, CH3CHO.
C. CH≡C-CH3, CH3COOH, CH3CHO, HCHO. D. CH≡C-CH3, HCHO, HCOOH, CH3CHO.
Câu 7: Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. C2H2 và CH3CHO B. CH3OH C. C2H2 D. CH3CHO
Câu 8: Chỉ dùng một hóa chất nào dưới đây để phân biệt hai bình mất nhãn chứa khí propin (C3H4) và anđehit axetic (CH3CHO)?
A. dung dịch AgNO3/NH3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Br2. D. Cu(OH)2.
Câu 9: Chọn phát biểu không đúng:
A. Fomalin là dung dịch HCHO 37 – 40%.
B. 1 mol anđehit đơn chức khi tham gia phản ứng tráng bạc luôn tạo ra 2 mol Ag.
C. Mùi thơm của quế là cinamanđehit.
D. Oxi hóa ancol bậc 1 bằng CuO có thể thu được anđehit.
Câu 10: Hợp chất andehit có công thức: CH2=CH-CH(CH3)-CHO, thuộc loại nào sau đây?
A. Andehit no, đơn chức, mạch hở.
B. Andehit không no, đơn chức, mạch hở.
C. Andehit không no, đơn chức, mạch vòng.
D. Andehit không no, đa chức, mạch hở.
....
Trên đây là nội dung Bài tập chuyên đề Phenol - Anđêhit môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!