BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ AXIT CACBOXYLIC MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT HÒN ĐẤT
Câu 1: Công thức chung của dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO (n ≥1).
B. CnH2n+1COOH (n ≥ 1).
C. CnH2n+2O2 (n ≥1).
D. CnH2n+1COOH (n ≥ 0).
Câu 2: Cho axit sau CH3CH(C2H5)CH2CH(CH3)COOH có tên quốc tế là
A. Axit 2,4-đi metyl hecxanoic.
B. Axit 4-etyl-2-metyl pentanoic.
C. Axit 3,5-đimetyl hexanoic.
D. Axit 2-etyl-4-metyl pentanoic.
Câu 3: Sắp xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính axit: (1) CH3COOH, (2) FCH2COOH, (3) C2H5COOH, (4) ClCH2COOH.
A. (2) > (4) > (1) > (3).
B. (3) > (1) > (4) > (2).
C. (1) > (2) > (3) > (4).
D. (4) > (2) > (3) > (1).
Câu 4: C5H10O2 có bao nhiêu đồng phân axit?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 5: Chọn chất có nhiệt độ sôi cao nhất.
A. CH3CH2OH.
B. CH3CHO.
C. CHºCH.
D. CH3COOH.
Câu 6: Axit có trong thành phần quả chanh là
A. axit axetic.
B. axit citric.
C. axit tartric.
D. axit acrylic.
Câu 7: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hoá đỏ?
A. C6H5OH.
B. CH3OH.
C. CH3COONa.
D. HCOOH.
Câu 8: Chất làm quì tím hóa đỏ là
A. CH3COOH
B. C4H9OH
C. CH3CHO
D. C3H7OH
Câu 9: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.
B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
C. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
D. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.
Câu 10: Cho CaO tác dụng với axit axetic (CH3COOH) thu được sản phẩm muối hữu cơ có công thức là
A. (CH3COO)2Ca.
B.(HCOO)2Ca.
C. CH3COOCa.
D. CH3COOCa2.
Câu 11: Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic trong công nghiệp hiện nay bằng phương trình phản ứng nào sau?
A. C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O.
B. CH3-OH + CO → CH3COOH.
C. 2CH3-CHO + O2 → 2CH3COOH.
D. CH3-COO-C2H5 + H2O → CH3-COOH + C2H5OH.
Câu 12. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, ancol etylic, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn là
A. quỳ tím, Cu(OH)2.
B. quỳ tím, dung dịch NaOH.
C. quỳ tím, dung dịch Na2CO3.
D. quỳ tím, dung dịch Br2.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(b) Trong phân tử hiđrocacbon không no chỉ có một liên kết đôi C=C.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn anđehit thì thu được ancol bậc I.
(d) Dung dịch axit axetic phản ứng được với CaCO3.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fomandehit dùng để sản xuất nhựa phenolfomandehit.
B. Lên mem giấm metanol thu được axit axetic.
C. Dung dịch bão hòa của andehit fomic gọi làm fomalin.
D. Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.
Câu 15: Để trung hòa hết 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức X thì cần 30ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của axit X là
A. CH3COOH
B. C2H5COOH
C. HCOOH
D. C3H7OH
Câu 16: Chọn phát biểu đúng:
A. Axit axetic được dùng để điều chế tơ axetat.
B. Axetanđehit chủ yếu được dùng để điều chế ancol etylic.
C. Etanol rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa.
D. Ankan khó cháy nên ít được dùng làm nhiên liệu.
Câu 17: Cho các chất: CH3C6H4OH, CH3C6H4–CH2OH, C3H7OH, CH3COOH, CH3CHO. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Đốt cháy 4,6 gam axit fomic thì thể tích CO2 (đkc) thu được là
A. 2,24
B. 1,68
C. 1,79
D. 2,28
Câu 19: Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm axit fomic và etanol phản ứng hết với Na dư, thu được V lít khi H2(đktc). Giá trị của V là
A. 6,72
B. 7,84
C. 3,36
D. 4,48
Câu 20: Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch CH2=CH-COOH 1,5 M.
A. 50 ml.
B. 150 ml.
C. 75 ml.
D. 100 ml.
Câu 21: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 11,26 gam.
B. 5,32 gam.
C. 4,46 gam.
D. 3,54 gam.
Câu 22: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3 - COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác để trung hoà 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75 M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là
A. 0,72 gam.
B. 1,44 gam.
C. 2,88 gam.
D. 0,56 gam.
Câu 23: Trung hòa 17,02 gam một axit no, đơn chức, mạch hở bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 22,08 gam muối. Axit đó là
A. HCOOH.
B. C2H5COOH.
C. CH3COOH.
D. C3H7COOH.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 16,4 gam X phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được 31,1 gam chất rắn khan. Công thức của hai axit trong X là
A. C2H4O2 và C3H4O2.
B. C2H4O2 và C3H6O2.
C. C3H4O2 và C4H6O2.
D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 25: Cho 6,15 gam hỗn hợp Y gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 14,7.
B. 13,61.
C. 24,78.
D. 19,35.
Câu 26. Trung hòa 3,88 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 5,2 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 1,12 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị x, y và V là
A. \(V = \frac{{28}}{{95}}.(x + 62y)\)
B. \(V = \frac{{28}}{{55}}.(x + 30y)\)
C. \(V = \frac{{28}}{{95}}.(x - 62y)\)
D. \(V = \frac{{28}}{{55}}.(x - 30y)\)
....
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm về Axit Cacboxylic môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Hòn Đất, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!