Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Gia Linh

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ANCOL MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT GIA LINH

 

Câu 1: Ancol metylic có công thức phân tử là

   A. C3H7OH.                        B. C3H5OH.                      C. C2H5OH.                      D. CH3OH.

Câu 2: Etanol có công thức là

   A. CH3CHO.                    B. CH3COOH.                C. C2H5OH.                     D. CH3OH.     

Câu 3: Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với các hidrocacbon, dẫn xuất halogen, ete có phân tử khối tương đương là do:

   A. Ancol có liên kết hidro liên phân tử.                        B. Ancol có nhóm hydroxyl –OH .

   C. Ancol có liên kết cộng hoá trị .                                D. Ancol có nguyên tố O.

Câu 4: Số đồng phân ancol ứng với công thức C3H7OH là

   A. 5.                                    B. 3.                                   C. 2.                                   D. 4.

Câu 5: Có bao nhiêu ancol no mạch hở có số nguyên tử C < 4?

   A. 4.                                  B. 6.                                 C. 8.                                 D. 9.

Câu 6: Gọi tên hợp chất sau: (CH3)2C=CHCH2OH

   A. 2-metylbut-2-en-4-ol.     B. 3-metylpent-2-en-1-ol                                             C. ancol isopentylic.   D. 3-metylbut-2-en-1-ol.

Câu 7: Công thức CH3‒CH(OH)‒CH3 ứng với tên gọi nào sau đây?

   A. propan-1-ol.                    B. propan-2-ol.                  C. pentan-1-ol.                  D. butan-1-ol.

Câu 8: Nhiệt độ sôi của các ancol cao hơn các hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon là nhờ

   A. liên kết C-H.                   B. liên kết hidro.                C. liên kết C-C.                 D. liên kết pi.

Câu 9: Ancol bậc I là

   A. CH3-CH2-OH.                B. CH3-C(CH3)2-CH3                 C. CH3-CH(CH3)-OH                 D. CH3-CH2-CH(CH3)-OH

Câu 10: Chất dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp tổng hợp là

   A. Etylclorua.                    B. Etilen.                         C. Anđehit axetic.           D. Tinh bột.

Câu 11: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu:

   A. xanh nõn chuối            B. xanh da trời               C. xanh coban                          D. xanh lam thẫm

Câu 12: Sản phẩm thu được khi lên men glucozơ (C6H12O6) là khí CO2

   A. HCHO.                           B. C2H5OH.                       C. CH3OH.                        D. CH3CHO.

Câu 13: Số ete thu được tối đa khi đun hỗn hợp gồm metanol và propan–2–ol với H2SO4 đặc ở 140oC là

   A. 3.                                    B. 6.                                   C. 2.                                   D. 4.

Câu 14: Etanol (C2H5OH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?

   A. CH3COOH/H2SO4 đặc. B. Br2/CC14.            C. CH3COONa/NaOH.                          D. AgNO3/NH3.

Câu 15: Dãy gồm các chất tác dụng với ancol etylic là

   A. Na, NaOH và HBr.         B. Mg, Na và NaOH.        C. CuO, KOH, HBr.         D. HBr, CuO và Na.

Câu 16: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol với xúc tác H2SO4 đ ở 140oC tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm là ete

   A. 3                                     B. 6                                    C. 4                                    D. 8

Câu 17. Cho các chất sau:

   (X) HO-CH2-CH2-OH;                                                 (Y) CH3-CH2-CH2OH;

   (Z) CH3-CH2-O-CH3;                                                   (T) HO-CH2-CH(OH)-CH2-OH.

   Số lượng chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là

   A. 3.                                    B. 1.                                  C. 2.                                D. 4.

Câu 18: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170°C thì nhận được sản phẩm chính là

   A. but-1-en.                         B. đietyl ete.             C. đibutyl ete.               D. but-2-en.

Câu 19: Tên thay thế của hợp chất ancol có công thức cấu tạo sau: CH3-CH2-CH2-OH.

   A. Propanal.                        B. Propanoic.           C. Propan-1-ol.             D. propan-2-ol.

Câu 20: Ancol tác dụng với CuO, to tạo anđehit là ancol bậc:

   A. 3                                  B. 1                                 C. 4                                          D. 2

Câu 21: Dãy các chất đều có khả năng tác dụng với ancol etylic và phenol là

   A. Na, NaOH, CH3OH.      B. Na.                            C. CuO, K, KOH,dd Br2       D. Na, HBr, CH3COOH.

Câu 22: Chất nào trong số sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ?

   A. etanol                            B. metanol                       C. ete metylic                  D. butan

Câu 23: Trong các ancol sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

   A. CH3OH.                         B. C2H5OH.                      C. C3H7OH.                      D. C4H9OH.

Câu 24: Ancol nào sau đây không có khả năng tách H2O tạo anken?

   A. C2H5OH                       B. C4H9OH.                    C. CH3OH                      D. C3H7OH

Câu 25: Có bao nhiêu đồng phân ancol của C4H10O bị oxi hóa thành anđehit ?

   A. 2.                                  B. 4.                                 C. 1.                                 D. 3.

Câu 26: Cho các chất sau: HOC6H4CH2OH(1), C2H5OH(2), C6H5OH(3), C6H5CH2OH(4). Chất nào tác dụng được với Na và cả NaOH

   A. (1), (2), (3) và (4)         B. (1), (3) và (4)              C. (3) và (4)                     D. (1) và (3)

Câu 27: Đun nóng etanol với H2SO4 đặc ở 1400C thu được sản phẩm chính là

   A. C2H5OSO3H.               B. C2H5OC2H5.               C. C2H4.                          D. CH3OCH3.

Câu 28: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit propionic (C2H5CHO) bằng H2. Sản phẩm thu được có tên gọi là

   A. ancol etylic.                    B. ancol propylic.              C. ancol butylic.                D. ancol metylic.

Câu 29: Để phân biệt glixerol với etanol ta dùng chất nào dưới đây?

   A. Cu.                                  B. Cu(OH)2.                      C. NaOH.                          D. CuSO4.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 4,95 gam nước . CTPT của 2 ancol là

   A. CH3OH và C3H7OH      B. C2H5OH và C3H7OH                                             

   C. C3H7OH và C4H9OH     D. CH3OH và C2H5OH

Câu 31: Khi đun nóng hỗn hợp 2 ancol đơn chức khác nhau trong dung dịch H2SO4 đặc ở 140oC thì số loại ete có thể tạo ra là

   A. 4.                                  B. 3.                                 C. 5                                  D. 6.

Câu 32: Khi cho 0,1 mol CH3OH tác dụng với Na dư thì thể tích H2 (đkc) thu được là

   A. 3,36 lít                          B. 4,48 lít                         C. 2,24 lít                        D. 1,12 lít

Câu 33: Oxi hóa hơi của 4 gam etanol bằng cách cho qua ống sứ chứa lượng dư bột CuO đun nóng, sau đó làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ được chất lỏng X. Khi cho X phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 thu được 8,64 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hoá etanol là

   A. 46%                              B. 40%                             C. 60%                            D. 64%

Câu 34: Thực hiện phản ứng tách nước với một ancol đơn chức X ở điều kiện thích hợp sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất hữu cơ Y (có tỉ khối hơi so với X bằng 1,609). Công thức phân tử ancol X là

   A. CH3OH                        B. C3H7OH                     C. C4H9OH                     D. C2H5OH

Câu 35: Cho 4,6 gam một ancol no, đơn chức, phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit , nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là :

   A. 43,2                              B. 16,2                             C. 10,8                             D. 21,6

Câu 36: Cho 10 ml ancol etylic 92o tác dụng hết với Na thu được V lít H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của nước là 1 g/ml; của ancol là 0,8 g/ml. Giá trị của V gần nhất với giá trị

   A. 2,24                              B. 1,68                             C. 2,28                             D. 1,79

Câu 37: Cho m gam hỗn hợp A gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn B và một hỗn hợp hơi D (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,5). Cho toàn bộ D phản ứng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 118,8 gam Ag. Giá trị của m là

   A. 13,3.                             B. 15,92.                          C. 7,4.                              D. 6,05.

Câu 38: Cho 24,14 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở (là đồng đẳng kế tiếp nhau) tác dụng với natri dư thu được 5,264 lít khí (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol trên là

   A. C3H5OH và C4H7OH.    B. CH3OH và C2H5OH. C. C2H5OH và C3H7OH.      D. C3H7OH và C4H9OH.

Câu 39: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và phenol chia thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dụng hoàn toàn với Na sinh ra 4,48 lít H2 (đktc).

- Phần 2: tác dụng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH x M.

Giá trị của x là

   A. 2,5.                               B. 3,2.                              C. 2.                                 D. 3.

Câu 40: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml):

   A. 6,0 kg.                          B. 5,0 kg.                         C. 5,4 kg.                         D. 4,5 kg.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Ancol môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Gia Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?