TRƯỜNG THPT NAM HẢI LĂNG | BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ NHẬN BIẾT CÁC CHẤT VÔ CƠ MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2019-2020 |
Nhận biết chất vô cơ
Quỳ tím được dùng trong hóa học để thử độ pH của các chất từ đó nhận biết các dd
+ dd trung tính:quỳ tím không đổi màu
+ dd axit :quỳ tím hóa đỏ
+ dd bazo:quỳ tím hóa xanh
Muối
+ Muối trung tính (NaCl, Na2SO4,...): quỳ tím không đổi màu
+ Muối axit (FeCl2, AlCl3,...): Quỳ tím hóa đỏ nhạt (giống màu hồng)
+ Muối bazơ (Na2CO3, Na2SO3,...): Quỳ hóa màu xanh nhạt
1-Chỉ dùng quì tím nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaCl, Ba(OH)2, Na2SO4, K2CO3?
Dùng quỳ tím nhúng vào dd mẫu thử đã trích ra làm thí nghiệm của mỗi dd.
+ nếu quỳ chuyển xanh thì đó là Ba(OH)2
+ nếu quỳ chuyển đỏ đó là HCl
+ nếu quỳ không chuyển màu đó là Na2SO4, NaCl và K2CO3
Dùng dd HCl vừa nhận được nhỏ vào 2 dd muối
+ nếu có khí thoát ra là K2CO3
+ không có hiện tượng gì là NaCl và Na2SO4 dùng dd Ba(OH)2 nhỏ vào 1 trong 2 dd còn lại nếu dd nào có kết tủa đó chính là Na2SO4 dd còn lại là NaCl
2- Chỉ dùng quỳ tím, hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4, HCl, NaOH, BaCl2, NaCl
Nhúng giấy quỳ vào 6 dung dịch mất nhãn
Quỳ tím hóa đỏ → nhận biết HCl và H2SO4 (nhóm 1)
Quỳ tím hóa xanh → NaOH
Quỳ tím không đổi màu → nhận biết BaCl2, NaCl (nhóm 2)
Trích mẫu thử của từng chất trong nhóm 1 cho tác dụng với mẫu thử của từng chất trong nhóm 2, nếu sau phản ứng thấy có chất kết tủa thì chất ở nhóm 1 là H2SO4 và chất ở nhóm 2 là BaCl2, nhận biết được các chất còn lại trong mỗi nhóm
3- Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaCl, CuSO4, H2SO4, MgCl2, NaOH, chỉ được dùng quỳ tím hãy nhận biết mỗi dung dịch
Chiết mỗi dd một ít làm MT
- Cho quỳ tím vào từng MT, nếu:
+ Hóa xanh: NaOH
+ Không đổi màu: NaCl
+ Hóa đỏ: H2SO4, MgCl2, CuSO4 (1) (các muối này do cation bazơ yếu kết hợp với anion gốc acid mạnh => môi trường acid, quỳ tím hóa đỏ)
- Cho dd NaOH vừa nhận ở trên vào (1) nếu:
+ Có kết tủa trắng xuất hiện: MgCl2
+ Có kết tủa xanh: CuSO4
+ Không hiện tượng: H2SO4
Kinh nghiệm
+ SO4, Cl, NO3 là các gốc axit cuả các axit mạnh còn Fe, Al thì là kim loại trong bazơ "không mạnh" (chỉ có bazơ của kim loại kiềm như Na, K, ... là bazơ mạnh) nên chúng kết hợp vào trong muối như là AlCl3 thì tính axit mạnh hơn nên làm quì tím chuyển màu đỏ như axit
+Ngược lại K, Na là kim loại trong bazơ mạnh còn S là gốc axít của axít yếu nên kết hợp lại thì cho muối có tính bazơ nên là quì tím chuyển màu xanh như bazơ
+ Kim loại mạnh và gốc axít mạnh thì kết hợp thành muối trung hòa không làm chuyển màu quì tím
+ Kim loại yếu và gốc axít yếu thì còn tùy
4-Nhận biết các chất sau bằng quỳ tím: KOH, HCl, BaCl2, FeSO4
Ta dùng quỳ tím thử từng chất
+ nếu quỳ tím hóa xanh: KOH
+ nếu quỳ tím hóa đỏ: HCl
+ quỳ tím không đổi màu: BaCl2 , FeSO4
→ nhận biết được HCl và KOH, còn lại BaCl2, FeSO4
nhận biết 2 chất còn lại bằng cách cho cả 2 tác dụng với KOH
+ cho kết tủa: FeSO4
PTHH : FeSO4 + 2KOH → Fe(OH)2 + K2SO4
+ không hiện tượng: BaCl2
5-Chỉ dùng thêm giấy quỳ tím, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch loãng sau: NaSO4, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.
Đầu tiên cho các dung dịch trong các lọ đựng sang các ống nghiệm sau đó đánh số thứ tự các lọ và các ống nghiệm sao cho phù hợp.
Nhỏ một vài giọt dd ở các ống nghiệm vào giấy quì tím, nếu dd nào làm cho giấy quì tím chuyển thành màu xanh thì dd đó là NaOH, nếu dd nào làm quì tím chuyển màu đỏ thì dd đó là H2SO4.
Nhỏ vài giọt dd H2SO4 đã nhận biết được ở trên vào các ống nghiệm đựng các dd còn lại, nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì ống nghiệm đó chứa BaCl2.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ( kết tủa trắng) + HCl
Lại lấy dd BaCl2 đã nhận được ở trên nhỏ vài giọt vào 2 ống nghiệm còn lại, nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì ống nghiệm đó chứa Na2SO4 còn lại là NaCl.
BaCl + Na2SO4 → BaSO4 ( kết tủa trắng) + NaCl
6-Nhận biết các lọ mất nhãn:
a. Ca(OH)2, H2SO4, BaCl2
b. BaCl2, H2SO4, HCl
c.NaOH, NaCl, Na2SO4, HCl
d. H2SO4, HCl, HNO3
e. NaCl, BaCl2, NaOH, H2SO4
Giải
a. dùng quỳ tím hóa xanh nhận bíết được Ca(OH)2 hóa đỏ là H2SO4 còn BaCl2 không làm quỳ đổi màu
b.dùng quỳ tím hóa đỏ là H2SO4, HCl còn BaCl2 không làm quỳ đổi màu
Tiếp tục cho vào BaCl2
tạo ↓ trắng chất đầu là H2SO4 còn lại HCl
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 + 2HCl
c.dùng quỳ tím hóa xanh là NaOH, hóa đỏ là HCl
cho vào dd BaCl2 tạo ↓ trắng chất đầu là Na2SO4 còn lại là NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl
d.Cho vào BaCl2 tạo ↓ trắng chất đầu là H2SO4
Cho vào dd AgNO3 tạo ↓ chất đầu là HCl còn lại là HNO3
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓+ HNO3
e.Quỳ tím hóa xanh là NaOH, hóa đỏ là H2SO4
Cho vào BaCl2 tạo ↓ trắng chất đầu là H2SO4
Còn lại là NaCl
BaCl2+H2SO4→ BaSO4+2HCl
Riêng câu d có thể cho qua Cu
Cu+HCl không phản ứng
Cu + H2SO4 đ → khí SO2 không màu
Cu + HNO3 đ → Khí NO2 màu nâu đỏ
nếu HNO3 loãng → NO
sau đó NO + 1.2 O2→ NO2
7-Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất mất nhãn sau HCl, KCl, KOH, KNO3
Dùng quỳ tím để nhận biết
+ dd HCl làm quỳ tím háo đỏ
+ dd KOH làm quỳ tím hóa xanh
+ Còn 2 dd không làm thay đổi màu quỳ tím là: KCl, KNO3
- Dùng dd AgNO3 để nhận biết 2 dd trên
+ Xuất hiện kết tủa là KCl
KCl + AgNO3 → AgCl (kết tủa trắng) + KNO3
- Không để hiện tượng là KNO3
8-Nhận biét từng dừng dd NaOH, Na2CO3 ,NaHCO3 chỉ bằng 1 thuốc thử?
Cho quỳ tím vào 3 lọ dung dịch NaOH; Na2CO3 và NaHCO3.
Quỳ tím đổi màu → 2 lọ đó là NaOH và Na2CO3; còn lại là NaHCO3 không làm quỳ tím đổi màu.Dùng HCl để nhận biết NaCO3 hoặc dùng PbCl2 để nhận biết NaOH (cho kết tủa trắng)
2NaOH + PbCl2 → 2NaCl + Pb(OH)2 (kết tủa trắng)
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
9 -1. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dd: H2SO3, HCl và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể nhận biết là:
a. quỳ tím.
b. dd NaOH.
c. dd BaCl2.
d. dd AgNO3.
2. Từ FeS2, H2O, không khí (các điều kiện cần thiết có đủ), có thể điều chế được các chất sau đây:
a. H2SO4, Fe2(SO4)3, FeSO4, Fe.
b. H2SO4, Fe(OH)3.
c. H2SO4, Fe(OH)2.
d. FeSO4, Fe(OH)3.
3. Cho các dd: Na2SO4, HCl, Na2CO3, Ba(NO3)2, NaOH, H2SO4. Thuốc thử:
a. quỳ tím.
b. dd HCl.
c. bột Fe.
d. phenolphtalein.
4. Các dd: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH. Thuốc thử:
a. dd BaCl2, dd AgNO3.
b. dd AgNO3, quỳ tím.
c. dd BaCl2, quỳ tím, Cl2, hồ tinh bột.
d. dd BaCl2, Cl2, hồ tinh bột.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn Bài tập chuyên đề nhận biết các chất vô cơ môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Nam Hải Lăng để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu tại đây:
- Chuyên đề Nhận biết - Phân biệt các chất vô cơ môn Hóa học 9 năm 2019-2020
- 100 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1 Các loại hợp chất vô cơ
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!