Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

Nội dung bài giảng trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư thể hiện ở thành phần loài, môi trường sống và tập tính. Chỉ ra được vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và trong đời sống. Trình bày được các đặc điểm chung của lưỡng cư.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đa dạng về thành phần loài

Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia thành 3 bộ phân biệt bởi đặc điểm cơ bản của chân và đuôi.

  • Bộ lưỡng cư không đuôi: Số lượng lớn nhất như (ếch đồng, cóc nhà...) Thân ngắn, không đuôi, chi sau > chi trước
  • Bộ có đuôi (đại diện cá cóc Tam Đảo) Có đuôi lớn, 4 chi gần bằng nhau
  • Bộ không chân(đại diện ếch trun, ếch giun). Thân dài gống giun, không chân.

1.2. Đa dạng về môi trường sống và tập tính

Ếch cóc Tam Đảo

Hình 1: Ếch cóc Tam Đảo

chủ yếu sống ở những suối nước trong thuộc vùng núi Tam Đảo, gặp nguy hiểm trốn vào các hang hốc. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.

Hình 2: Ếch cây hay chẫu chàng sống trên cây, bụi cây, rất gần các vực nước.

Ngón chân có giác bám lớn leo cây, gặp nguy hiểm nhảy xuống nước hay ẩn vào cây. Hoạt động vào ban đêm.

Ếch ương lớn

Hình 3: Ễnh ương lớn ưa sống trong nước hơn trên cạn,

nuốt khi vào cơ thể căng phồng như một chiếc phao bơi, làm kẻ thù phải sợ. Hoạt động vào ban đêm.

Cóc nhà

Hình 4: Cóc nhà sống trên cạn. Da xù xì co nhiều tuyến độc.

Hai tuyến mang tai lớn. Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc.

Hoạt động buổi chiều và ban đêm.

Ếch giun

Hình 5: Ếch giun chỉ gặp ở miền núi, sống chui luồn trong hang đất xốp gần ao hồ đẻ trứng gần nơi có nước.

Trứng được ếch cái cuốn lấy để bảo vệ. Tự vệ bằng cách trốn vào khe đất, hoạt động cả ngày và đêm.

Tên loài

Đặc điểm nơi sống

Hoạt động

Tập tính tự vệ

Cá cóc Tam Đảo

Chủ yếu trong nước

Ban đêm

Trốn chạy, ẩn nấp.

Ễnh ương lớn

Ưu sống ở nước hơn

Ban đêm

Doạ nạt

Cóc nhà

Ưu sống trên cạn hơn

Ngày và đêm

Tiết nhựa độc

Ếch cây

Sống chủ yếu trên cây, vẫn lệ thuộc vào môi trường nước.

Ban đêm

Trốn chạy, ẩn nấp.

Ếch giun

Chủ yếu trên cạn

Ngày và đêm

Trốn chạy, ẩn nấp.

1.3. Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Lưỡng cư là ĐVCXS thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:

  • Da trần và ẩm ướt.
  • Di chuyển bằng 4 chi.
  • Hô hấp bằng da và phổi.
  • Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
  • Sinh sản trong môi trường nước. Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
  • Là động vật biến nhiệt.

Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Hình 6: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

1.4. Vai trò của lưỡng cư

  • Tiêu diệt sâu bọ phá hoại vào ban đêm, bổ sung hoạt động này cho chim vào ban ngày và tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh (muỗi, ruồi)
  • Giá trị thực phẩm (ếch đồng)
  • Làm thuốc chữa suy dinh dưỡng hoặc chế lục thần hoàn chữa kinh giật
  • Là vật thí nghiệm trong sinh lí học

1.5. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Hình 7: Sơ đồ tư duy bài Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Vì sao số lượng lưỡng cư giảm?

Hướng dẫn:

Số lượng lưỡng cư giảm là do:

  • Săn bắt để làm thực phẩm
  • Sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu
  • Ô nhiễm môi trường

Bài 2:

Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.

Hướng dẫn:

Vai trò của lưỡng cư đối với con người là:

  • Giá trị thực phẩm.
  • Là vật thí nghiệm trong sinh lí học.
  • Làm thuốc hoặc chế lục thần hoàn, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh và sâu bọ 

Bài 3:

Nêu đặc điểm chung của lưỡng cư.

Hướng dẫn:

Môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ.

Bài 4:

Nêu tập tính tự vệ của cá cóc tam đảo và ếch giun.

Hướng dẫn:

  • Cá cóc tam đảo: trốn chạy ẩn nấp
  • Ếch giun : trốn chạy ẩn nấp 

3. Luyện tập Bài 37 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư thể hiện ở thành phần loài, môi trường sống và tập tính.
  • Vai trò của lưỡng cư trong tự nhiên và trong đời sống.
  • Trình bày được các đặc điểm chung của lưỡng cư.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 7 trang 74 SBT Sinh học 7

Bài tập 1 trang 75 SBT Sinh học 7

Bài tập 3 trang 75 SBT Sinh học 7

Bài tập 4 trang 76 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 10 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 11 trang 77 SBT Sinh học 7

Bài tập 12 trang 78 SBT Sinh học 7

Bài tập 14 trang 78 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 37 Chương 6 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?