Nội dung bài giảng Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim. Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhóm chim
Hình 1: Đà điểu, chim cánh cụt, chim ưng
Nhóm chim | Đại diện | Môi trường sống | Đặc điểm cấu tạo | |||
Cánh | Cơ ngực | Chân | Ngón | |||
Chạy | Đà điểu | Thảo nguyên, sa mạc | Ngắn, yếu | Không phát triển | Cao, to, khỏe | 2-3 ngón |
Bơi | Chim cánh cụt | Biển | Dài, khoẻ | Rất phát triển | Ngắn | 4 ngón có màng bơi |
Bay | Chim ưng | Núi đá | Dài, khoẻ | Phát triển | To, có vuốt cong. | 4 ngón |
- Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều, chia làm 3 nhóm:
- Chim chạy
- Chim bơi
- Chim bay
- Lối sống và môi trường sống phong phú.
Hình 2: Bộ Gà (Chim đào bới)
Hình 3: Bộ Chim ưng (Chim ăn thịt ban ngày)
Hình 4: Bộ ngỗng (Chim ở nước)
Hình 5: Bộ cú (chim ăn thịt ban đêm)
Đặc điểm | Bộ Ngỗng | Bộ Gà | Bộ Chim ưng | Bộ Cú |
Mỏ | Dài, rộng, dẹp, bờ có những tấm sừng ngang | Ngắn, khỏe | Khỏe, quặp, sắc nhọn | Quặp nhưng nhỏ hơn |
Cánh | không đặc sắc | Ngắn, tròn | Dài, khỏe | Dài, phủ lông mềm |
Chân | Ngắn, có màng bơi rộng nối liền 3 ngón trước | To, móng cùn, con trống chân có cựa | To, khỏe, có vuốt cong sắc | To, khỏe, có vuốt cong sắc |
Đời sống | Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn | Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm | Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt | Chuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động |
Đại diện của từng bộ chim | Ngỗng, vịt, thiên nga … | Công, gà, gà lôi, trĩ … | Đại bàng, diều hâu, cắt. | Cú mèo, cú lợn, cú muỗi … |
Bảng: Đặc điểm câu tạo ngoài một số bộ Chim thích nghi với đời sống của chúng
1.2. Đặc điểm chung của chim
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
1.3. Vai trò của chim
- Lợi ích:
- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
- Cung cấp thực phẩm
- Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
- Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.
- Giúp phát tán cây rừng.
Hình 6: Cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, nhiều chất dinh dưỡng
Hình 7: Chim ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm
Hình 8: Chim thụ phấn cây trồng , phát tán quả, hạt
- Có hại:
- Ăn hạt, quả, cá…
- Là động vật trung gian truyền bệnh.
Hình 9: Chim ăn quả, hạt, cá, vật trung gian truyền bệnh
- Biện pháp bảo vệ:
-
Không nhốt chim quý hiếm làm cảnh . Đó là hành động phạm pháp
-
Không phóng xanh chim quý
-
Không săn bắn các loài chim hoang dã quý hiếm
-
Tuyên truyền với mọi người xung quanh để bảo vệ các loài chim nói riêng và động vật hoang dã nói chung
-
Thông báo với cơ quan chức năng các vụ vi phạm
-
Không tiếp tay cho những hành động làm mất nơi sống của chim như ô nhiễm môi trường , tàn phá rừng
-
2. Luyện tập Bài 44 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Đặc điểm của nhóm chim chạy:
- A. Cánh không đặc sắc
- B. Cánh dài phủ lông mềm
- C. Cánh ngắn, yếu. Chân to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón
- D. Cánh dài, khỏe, có lông nhỏ ngắn, dày, không thấm nước
-
Câu 2:
Đặc điểm mỏ của bộ chim ưng
- A. Mỏ ngắn, khỏe
- B. Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn
- C. Mỏ khỏe, quặp, sắc nhọn
- D. Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang
-
Câu 3:
Lớp chim gồm bao nhiêu loài
- A. 6600 loài
- B. 7600 loài
- C. 8600 loài
- D. 9600 loài
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 146 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 146 SGK Sinh học 7
Bài tập 3 trang 146 SGK Sinh học 7
Bài tập 9 trang 96 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 97 SBT Sinh học 7
Bài tập 11 trang 97 SBT Sinh học 7
Bài tập 4 trang 98 SBT Sinh học 7
Bài tập 9 trang 100 SBT Sinh học 7
Bài tập 10 trang 100 SBT Sinh học 7
Bài tập 11 trang 100 SBT Sinh học 7
Bài tập 12 trang 101 SBT Sinh học 7
3. Hỏi đáp Bài 44 Chương 6 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!