Nội dung bài thực hành Mổ cá giúp học sinh nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ; Quan sát và phân biệt được các phần chính của bộ xương; Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Cá chép
- khay mổ, kéo, kim mũi giáo, kẹp
1.2. Nội dung
1.2.1. Kỹ thuật mổ cá
- Bước 1: Dùng kéo cắt một vết trước lỗ hậu môn của cá.
Hình 1: Dùng kéo cắt một vết trước lỗ hậu môn của cá
-
Bước 2: Từ vết cắt trước lỗ hậu môn ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực.
Chú ý: Nâng mũi kéo hướng ra ngoài tránh cắt vào các nội quan.
Hình 2: Từ vết cắt trước lỗ hậu môn ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực
- Bước 3: Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên.
Hình 3: Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên
- Bước 4: Sau đó cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang ; bỏ phần cơ đã cắt để lộ toàn bộ các nội quan.
Hình 4: Cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang
1.2.2. Trình bày mẫu mổ
Hình 5: Vị trí các cơ quan của cá
1- Tim, 2- Gan, 3- Mật, 4- Dạ dày, 5- Ruột, 6- Tinh hoàn (cá đực) hay buồng trứng (cá cái)
7- Bóng hơi, 8- Thận, 9- Lá mang
Hình 6: Cơ quan trong của cá
Hình 7: Bộ xương của cá chép
Hình 8: Bộ não cá
1.3. Bài thu hoạch
Tên cơ quan | Vị trí, cấu tạo | Vai trò |
Mang | Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gắn vào các xương cung mang | Trao đổi khí |
Tim | Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, có 2 ngăn: tâm nhĩ và tâm thất | Co bóp để thu và đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu |
Thực quản, dạ dày, ruột,gan | Nằm giữa khoang thân, phân hoá rõ rệt thành: thực quản,dạ dày, ruột, có gan tiết mật | Tiêu hoá thức ăn |
Bóng hơi | Trong khong thân, sát cột sống | Giúp cá chìm nổi dễ dàng trong dàng |
Thận | Hai thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống | Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài |
Tuyến sinh dục, ống sinh dục | Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản | Sinh sản, di trì và phát triển nòi giống |
Bộ não | Nằm trong hộp sọ,nối với tuỷ sống nằm tronng các cung đốt sống | Điều khiển, điều hoà hoạt động của cá |
1.4. Tư liệu tham khảo
Video: Thực hành giải phẫu Cá chép
2. Luyện tập Bài 32 Sinh học 7
Sau khi học xong bài này các em cần:
-
Nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ.
-
Quan sát và phân biệt được các phần chính của bộ xương.
-
Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 32 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Vì sao mổ cá nói riêng và động vật có xương sống nói chung phải mổ ở mặt bụng?
- A. Vì có cột sống cứng, khó mổ, đồng thời làm tổn thương tủy sống thuộc hệ thần kinh.
- B. Vì các nội quan đều nằm trong khoang thân.
- C. Vì mặt bụng dễ mổ.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 32 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
3. Hỏi đáp Bài 32 Chương 6 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!