Trong bài học này các em được tiến hành các thí nghiệm chứng minh có hô hấp ở thực vật thông qua sự thải khí cacbonic và sự hút khí oxi của hạt đang nảy mầm. Thông qua thí nghiệm các em chứng minh được vai trò của hô hấp thực vật đối với sự sống của trái đất.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị:
1.1.1. Dụng cụ:
Bình thủy tinh 1000 ml, nút cao su không khoan lỗ, nút cao su có khoan lỗ vừa khít với ống thủy tinh hình chữ U và phễu thủy tinh, ống nghiệm, cố có mỏ.
1.1.2. Hóa chất:
Nước bari [Ba(OH)2] hay nước vôi trong [Ca(OH)2], diêm
1.1.3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố.
Hạt (lúa, ngô hay các loại đậu) mới nhú mầm.
1.2. Nội dung và cách tiến hành
1.2.1. Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2.
-
Cho vào bình thủy tinh 50g các loại hạt mới nhú mầm. Nút chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U và phễu.
-
Công việc này HS phải tiến hành trước giờ lên lớp ít nhất từ 1,5 - 2 giờ. Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình, CO2 nặng hơn không khí nên nó không thể khuếch tán qua ống và phễu vào không khí xung quanh.
-
Vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm, cho đầu ngoài của ống hình chữ U vào ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong. Sau đó, rót nước từ từ từng ít một qua phễu vào bình chứa hạt. Nước sẽ đẩy không khí ra khỏi bình vào ống nghiệm. Vì không khí đó giàu CO2 → nước bari hay nước vôi trong sẽ bị vẫn đục.
-
Để so sánh, lấy một ống nghiệm có chứa nước bari hay nước vôi trong và thở bằng miệng vào đó qua 1 ống thủy tinh hay ống lá cây đu đủ. Nước vôi trong trường hợp này cũng bị vẫn đục.
-
Video tiến hành thí nghiệm:
1.2.2. Thí nghiệm 2: Phát hiện hô hấp qua sự thải O2.
-
Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50 g). Đổ nước sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt. Thao tác này phải được HS tự tiến hành trước giờ lên lớp từ 1,5 - 2 giờ.
-
Đến thời điểm thí nghiệm, mở nút bình chứa hạt sống và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình. Nến (que diêm) → tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt đã bị giết chết đưa nến (que diêm) đang cháy vào bình, nến (que diêm) tiếp tục cháy
- Video tiến hành thí nghiệm:
2. Luyện tập Bài 14 Sinh học 11
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2.
- Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự hút O2.
Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm kiến thức Tiêu hóa ở động vật ở bài tiếp theo nhé!
3. Hỏi đáp Bài 14 Chương 1 Sinh học 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!