90 Câu trắc nghiệm luyện tập về Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2019-2020

90 CÂU TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

 

Câu 1: Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. axit axetic.                                                               B. etylamih.

C. buta-l,3-đien.                                                           D. axit E-amino caproic.

Câu 2: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?

A. xenlulozo                         B. amilozơ                       C. amilopectin                 D. cao su lưu hoá

Câu 3: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?

A. tơ nilon-6,6                      B. tơ nitron                      C. tơ visco                       D. tơ xenlulozơ axetat

Câu 4: Trong các polime sau : poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-6,6, số polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là

A. 1.                                     B. 2.                                 C. 3.                                 D. 4.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

B. Poli(vinyl doma) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng,

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Câu 6: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?

A. nilon-6,6                          B. polibutađien                C. poli(vinyl doma)         D. polietilen

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. tơ visco là tơ tổng hợp                                            B. polietilen dùng làm chất dẻo

C. nilon-6 là tơ thiên nhiên                                          D. poliacrilonitrin dùng làm cao su

Câu 8: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH X2 + X + H2O;

(b) X2 + H2SO4->X3 + Na2SO4;

(c) nX3 + nX4 -> nilon-6,6 + 2nH2O;

(d) 2X2 + X3 ->X5 + 2H2O

Phân tử khối của X5 là

A. 216.                                 B. 202.                             C. 174                              D. 198

Câu 9: Cho các polime sau:

Nhựa bakelit;

Poliisopren;

Cao su buna – S;

Cao su lưu hó

A. Những polime có cấu tạo mạng không gian là

A. (1) và (3).                         B. (2) và (4).                    C. (1) và (4).                    D. (1) và (3) và (4).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.

B. Amino axit là hợp chất đa chức

C. Đồng trùng hợp là quá trình có giải phóng các phân tử nhỏ.

D. Thực hiện phản ứng trùng hợp các amino axit thu được tơ nhân tạo.

Câu 11: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, amilopectin. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. PE, PVC, polibutađien có mạch phân tử thẳng; amilopectin có mạch phân tử phân nhánh.

B. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch thẳng.

C. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.

D. Các polime trên đều có cấu trúc dạng mạch không gian.

Câu 12: Cho các polime sau: bông (1); tơ tằm (2); len (3); tơ visco (4); tơ enang (5); tơ axetat (6); tơ nilon (7); tơ capron (8). Những tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:

A. (1), (3), (7).                      B. (2), (4), (8).                 C. (3), (5), (7).                 D. (1), (4), (6).

Câu 13: Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH2 = CH2.                                                            B. CH2 - = CH-- – CH3--.

C. CH-2- = CH – Cl.                                                    D. CH-2- = CH – OCO – CH-3.

Câu 14: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?

A. CH3 – CH = CH2.                                                  B. CH2 = CH – Cl.

C. CH3 – CH2 – Cl.                                                    D. CH2 = CH – CH2 – Cl.

Câu 15: Poli (vinyl ancol) là polime được điều chế qua hai giai đoạn từ monome

A. CH2 = CH – COOCH3.                                         B. CH2 = CH – COOH.

C. CH2 = CH – COOC2H5.                                       D. CH2 = CH – OCOCH3.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

Hệ số trùng hợp là số lượng đơn vị mắt xích monome trong phân tử polime, hệ số trùng hợp có thể xác định được một cách chính xác.

Do phân tử khối lớn hoặc rất lớn, nhiều polime tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là dạng chịu nhiệt kém nhất.

Thủy tinh hữu cơ là polime có dạng mạch không phân nhánh.

Phát biểu đúng là

A. (1).                                   B. (2).                              C. (3).                              D. (4).

Câu 17: Cho các chất:

Axetilen.

Xiclohecxen.

Vinyl xiclohecxen.

3 – Hiđroxibutanoic.

Glyxin.

Phenol.

Các chất có thể chọn làm monome để sản xuất polime là

A. (1), (3), (4), (5).                                                        B. (1), (3), (5), (6).

C. (2), (3), (4), (6).                                                        D. Tất cả các chất trên đều đúng.

Câu 18: Trùng hợp 1 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam PE?

A. 14 gam                                                                     B. 28 gam

C. 56 gam                                                                     D. Không xác định được

Câu 19: Một loại polime có cấu tạo mạch không phân nhánh như sau:

            -CH2-CH2-CH­2-CH2-CH2-CH­2-CH2-CH2-

Công thức một mắt xích của polime này là

A. -CH2-                                                                      B. -CH2-CH2-CH­2-

C. -CH2-CH2-                                                             D. -CH2-CH2-CH2-CH2-

Câu 20: Polime X có phân tử khối là 280.000 và hệ số trùng hợp n=10.000. X là

A. -(CH2-CH2)n-             B. -(CF2-CF2)n-        C. -(CH2-CHCl)n-          D. -(CH2-CH(CH3))n

 

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 69 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Câu 70: Để điều chế cao su Buna-S  người ta thực hiện phản ứng:

A. Trùng hợp                        B. Trùng ngưng               C. Đồng trùng hợp          D. Đồng trùng ngưng

Câu 71: Tiến hành trùng hợp Buta-1,3-đien có thể thu được tối đa bao nhiêu polime ?

A. 1                                      B. 2                                  C. 3                                  D. 4

Câu 72: Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng ngưng ?

A. Cao su buna-S                 B. Nilong-6,6                   C. Nilong -6                    D. Thủy tinh hữu cơ

Câu 73: Axit lactic thuộc loại hợp chất hữu cơ :

A. Đơn chức                        B. Đa chức                      C. Tạp chức                     D. Polime

Câu 74: Chất nào sau đây không phải polime?

A. tinh bột                            B. thuỷ tinh hữu cơ         C. xenlulozo                    D. glucozo

Câu 75: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. polime không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết giữa các phân tử mạnh

B. polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định do polime là hỗn hợp nhiều phân tử nên phân tử khối khác nhau

C. các polime thì không bị hoà tan trong bất kì chất nào

D. các polime có cấu trúc mạch thẳng thường có tính đàn hồi cao và dẻo,dai. Những polime có cấu trúc mạng không gian thường có tính bền cơ học cao, chịu được ma sát, va chạm

Câu 76: Polime nào có thể bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm?

A. tơ capron                         B. poli stiren                    C. Teflon                         D. Cao su bu na

Câu 77: Người ta không giặt quần áo lụa tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao vì dễ mục quần áo, lí do là:

A. có phản ứng axit-bazo                                             B. có phản ứng phân huỷ

C. có phản ứng thuỷ phân                                            D. có phản ứng trung hoà

Câu 78: cho sơ đồ phản ứng:

C2H5OH  X  Polime

C2H5OH  Y  Polime

X, Y có thể là:

A. buta-1,3-dien                                                           B. etilen, buta-1,2-dien

C. axetilen                                                                    D. axetilen,buta-1,3-dien

Câu 79: Đặc điểm cấu tạo của monome tham gia phản ứng thuỷ  phân là:

A. Phân tử có liên kết đôi và ba

B. Phân tử có liên kết ba

C. Phân tử có 2 nhóm chức trở lên có thể tham gia phản ứng ngưng tụ

D. Phân tử có liên kết đôi

Câu 80: Polime nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. tơ capron                         B. thuỷ tinh hữu xơ         C. nilon 6,6                      D. Xenlulozo trinitrat

Câu 81: Chảo chống dính được phủ bằng :

A. Polietilen.                        B. Polipropilen.                C. Politetrafloroetilen.     D. Poliisopren.

Câu 84: Pôlime có thể là sản phẩm của sự trùng hợp từ nhiều phần tử gọi là monome. Hãy cho biết monome của PVC là chất nào sau đây ?

A. Etilen.                              B. Propilen.                      C. Vinyl Clorua.              D. Axetilen.

Câu 85: Polime X có phân tử khối M = 280.000u và hệ số trùng hợp n = 10.000.

X là :

A. (- CF2 -CF2 - ) n    B. (- CH2 -CH2 - )n    C. [- CH2 – CH(CH3) - ]n     D. [ - CH2 - CHCl- ]n

Câu 86: Phân tử khối của PVC là 250.000u. Hệ số trùng hợp của PVC là :

A. 3000.                               B. 4000.                           C. 5000.                           D. 6000.

Câu 87: Trong thành phần chất protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố nào dưới đây ?

A. Photpho.                          B. Lưu huỳnh.                 C. Nitơ.                           D. Sắt.

Câu 88: polime [ - CH2 – CH(CH = CH2) - ]n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp minome nào sau đây ?

A. CH2 = CH - CH2 - CH3                                         B. CH2 = CH - CH = CH2

C. CH2 = CH(CH3) - C = CH2.                                 D. HC  C - CH = CH2.

Câu 89: Trùng hợp etilen thu được polietilen (PE) . Nếu đốt cháy toàn bộ lượng etilen đó sẽ thu được 8800g CO2. Hệ số trùng hợp n của quá trình polime hoá là :

A. 100.                                 B. 200.                             C. 500.                             D. 150.

Câu 90: Khi thuỷ phân hoàn toàn 1 polipetit thu được các amino axit  X, Y, Z, Q, U. Mặt khác, khi thuỷ phân một phần thì thu được đi- và tripeptit là XQ, ZY, QZ, VÀ QZY. Hãy cho biết đúng thứ tự của các amino axit tạo thành polipeptit trên.

A. X - Z - Y - Q - U.            B. X - Q - Y - Z - U        C. X - Z - Y - U - Q.       D. X - Q - Z - Y - U.

 

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

D

C

A

B

D

A

B

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

D

A

B

D

B

A

B

C

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

D

C

B

C

B

B

C

B

B

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

38

40

ĐA

B

 

D

 

C

A

B

B

B

C

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

ĐA

A

C

C

D

D

B

A

 

C

D

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

ĐA

D

 

D

B

C

C

D

B

B

B

Câu

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

ĐA

B

C

D

A

C

D

 

 

C

C

Câu

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

ĐA

C

B

C

D

C

A

C

A

A

B

Câu

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

ĐA

C

B

C

C

B

B

C

B

A

D

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 90 Câu trắc nghiệm luyện tập về Polime và vật liệu Polime môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?