70 Câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế Địa lí 12 - Mức độ vận dụng cao có đáp án

70 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ ĐỊA 12 – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 

Câu 1. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn của sông có tác động tiêu cực như thế nào đến vùng hạ lưu?

A. Giảm lượng phù sa trong dòng chảy của sông.

B. Điều tiết dòng chảy, cung cấp nước trong mùa khô.

C. Gây ra tình trạng mất cân băng sinh thái.

D. Hạn chế tình trạng lũ lên bất thường.

Câu 2. Diện tích gieo trồng lúa nước ta có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần đây chủ yếu là do

A. diện tích đất nông nghiệp giảm

B. chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng

C. tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa

D. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm

Câu 3. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

A. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.

B. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

C. góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

D. giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị.

Câu 4. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

A. Nhu cầu của thị trường.

B. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới cho nông nghiệp.

C. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

D. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển.

Câu 5. Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cần giải quyết những vấn đề nào dưới đây:

A. Giữ vững an ninh vùng biên giới, củng cố khối đoạn kết giữa các dân tộc.

B. Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đông băng và miền núi.

C. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt vồn rừng đầu nguồn.

D. Có kế hoạch bổ sung nguồn lao động đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biến nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

A. Cán cân xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, nhập siêu ngày càng lớn; các bạn hàng nhập khẩu lớn 
nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Xingapo.

B. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta tăng liên tục từ 30,1 tỉ USD năm 2000 lên 111.4 tỉ 
USD năm 2007; tăng cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

C. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu 
thủ công nghiệp, nông - lâm, thủy sản; Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng,...

D. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn là khu vực châu Á - Thái Bình 
Dương, Bắc Mĩ, các khu vực còn lại không đáng kể; Các bạn hàng xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, 
Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc 

Câu 7. Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là

A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.

B. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.

C. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến,

D. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.

Câu 8. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay không chứng tỏ điều gì?

A. Nền kinh tế nước ta đang khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước

B. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường.

D. Nước ta đang xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh động.

Câu 9. Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là:

A. Quặng thiếc và titan                                            B. Quặng sắt và crôm

C. Dầu - khí và than nâu                                         D. Quặng bôxít

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết ý nào dưới đây đúng về giá trị của 
ngành lâm nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

A. Giá trị sản xuất tăng thêm khoảng 4512,2 tỉ đồng.

B. Giá trị sản xuất giảm 0,9%.

C. Giá trị sản xuất tăng 185,8%

D. Giá trị sản xuất tăng 2 lần.

Câu 11. Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay là

A. tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

B. đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa

C. giảm nhập khẩu các tư liệu sản xuất.

D. đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp?

A. Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô.

B. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

C. Thị trường xuất khẩu là các nước Đông Nam Á.

D. Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng.

Câu 13. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32.441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36.978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác?

A. cán cân xuất nhập khẩu là 4.537 USD

B. tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%

C. nước ta nhập siêu 4.537 triệu USD

D. cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%

Câu 14. Giải pháp nào sau đây chủ yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta?

A. Nâng cao chất lượng lao động.                                     B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.                                     D. Mở rộng sân bay quốc tế.

Câu 15. Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

A. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.

B. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.

C. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.

D. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?

A. Hội nhập toàn cầu sâu, rộng.                                           B. Hoạt động du lịch phát triển

C. Vùng biển rộng, bờ biển dài.                                            D. Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

Câu 17. Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?

A. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước

B. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ.

C. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư.

D. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.

Câu 18. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay?

A. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng

B. Nguồn giống tự nhiên ở một số vùng khan hiếm.

C. Diện tích mặt nước ngày càng bị thu hẹp nhiều. 

D. Nhiều nơi xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng.

Câu 19. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.

C. Nhu cầu khác nhau của các thị trường

D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.

Câu 20. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?

A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.

B. Có nhiều bãi tăm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.

C. Khí hậu nhiệt đới, số giờ năng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.

D. Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.

Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 12 câu 1 - 20

1. A

2. B

3. A

4. A

5. C

6. D

7. A

8. A

9. C

10. A

11. B

12. B

13. A

14. C

15. D

16. A

17. A

18. A

19. C

20. A

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21 - 40 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế môn Địa lý lớp 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 41. Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

A. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ

B. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản

C. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

D. khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Câu 42. Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn, chủ yếu là do

A. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.

B. điều kiện chăm sóc thuận lợi.

C. nhu cầu của thị trường.

D. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.

Câu 43. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do

A. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam.

B. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam.

C. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của 2 miền.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.

Câu 44. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhăm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là

A. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường.

B. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.

C. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

D. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến.

Câu 45. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là:

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.                               B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.

C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc                            D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước

Câu 46. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết ý nào sau đây, thể hiện đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta?

A. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản mới qua sơ chế, hàng nhập khẩu chủ yếu là 
các sản phẩm kĩ thuật và nguyên vật liệu.

B. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng liên tục qua các năm và có sự khác nhau giữa các vùng.

C. Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập 
siêu ngày càng tăng.

D. Các bạn hàng xuất, nhập khẩu của nước ta chủ yếu là Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

Câu 47. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm

B. Tương đối đa dạng

C. Ổn đinh về tỉ trọng giữa các ngành

D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ

C. Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một

D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ

Câu 49. Hiện nay, sản lượng điện nước ta có tỉ trọng lớn nhất là

A. nhiệt điện than                             B. điêzen - tua bin khí

C. thủy điện                                      D. sức gió

Câu 50. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của

A. trung tâm công nghiệp                 B. vùng công nghiệp

C. điểm công nghiệp                        D. khu công nghiệp

Câu 51. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

A. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất

B. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm

C. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất

D. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư

Câu 52. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

A. có khí hậu nhiệt đới ẩm

B. có đất phù sa màu mỡ

C. có mạng lưới sông ngòi dày đặc

D. có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Câu 53. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là:

A. Thanh Hóa, Nghệ An                              B. Nghệ An, Quảng Nam

C. Thanh Hóa, Bình Định                            D. Quảng Ngãi, Thanh Hóa

Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định mỏ nào không phải là mỏ dầu:

A. Tiền Hải                B. Hồng Ngọc            C. Cái Nước               D. Bạch Hổ

Câu 55. Vùng trồng nhiều điều nhất là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                                                       B. Đồng bằng sông Hồng

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ                                                     D. Đông Nam Bộ

Câu 56. Nguyên  nhân  chính  làm cho các nước Đông Nam Á chưa  phát  huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

A. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ

B. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển

C. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão

D. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Câu 57. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

A. kinh tế tư nhân                                         B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

C. kinh tế Nhà nước                                     D. kinh tế tập thể

Câu 58. Nhân tố nào dưới đây không  tác động trực tiếp đến sự phân  hóa lãnh thổ công nghiệp ở
nước ta?

A. Tài nguyên thiên nhiên                             B. Vị trí địa lí

C. Thị trường                                                D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Câu 59. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là

A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Câu 60. Vùng nào sau đây có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                 B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                    D. Tây Nguyên.

Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí vùng kinh tế môn Địa lý lớp 12 câu 41 - 60

41. C

42. C

43. B

44. D

45. A

46. C

47. C

48. C

49. B

50. B

51. A

52. A

53. A

54. A

55. D

56. A

57. B

58. D

59. A

60. C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 61 - 70 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế môn Địa lý lớp 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 70 Câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí ngành kinh tế Địa lí 12 - Mức độ vận dụng cao có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?