85 CÁU TRẮC NGHIỆM SẮT, CROM, ĐỒNG CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT ÔN THI THPT QG MÔN HÓA
Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ?
A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Al.
Đáp án B
Chú ý: Kim loại Al, Fe, Cr bị thụ động với HNO3 đặc nguội
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính dẫn điện của kim loại bạc tốt hơn kim loại đồng.
B. Các kim loại kiềm ( nhóm IA) đều có trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Từ P và HNO3 đặc, nóng có thể điều chế được H3PO4.
D. Có thể dùng CO để làm khô khí HCl có lẫn hơi nước.
Đáp án D
A, B, C đúng
D.Sai vì CaO phản ứng với HCl nên không thể làm khô HCl được
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là
A. 3,36 lít. B. 6,72 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.
Đáp án A
Phương pháp: Công thức nhanh: nO (trong oxit) = 1/2 . nH+
Hướng dẫn giải:
\(\underbrace {CuO,F{e_2}{O_3},FeO}_{} + \left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}:0,1\,mol\\ HCl:0,1mol \end{array} \right. \to muoi + {H_2}O\)
\(\underbrace {CuO,F{e_2}{O_3},FeO}_{} + \left\{ \begin{array}{l} {H_2}\\ CO \end{array} \right. \to KL + \left\{ \begin{array}{l} {H_2}O\\ C{O_2} \end{array} \right.\)
∑ nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,1.2 + 0,1 = 0,3 (mol)
→ nO (Trong oxit) = 1/ 2 nH+ = 0,15 (mol)
∑ nCO + H2 = nO (Trong oxit) = 0,15 (mol) → V = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)
Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 ?
A. Fe2(SO4)2. B. CuSO4. C. FeSO4. D. Fe(NO3)3
Đáp án C
Phương pháp:
Ghi nhớ Fe2+ có số oxi hóa trung gian nên có tính khử, sẽ tác dụng được với chất oxi hóa mạnh là KmnO4
Hướng dẫn giải:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnO2↓ + K2SO4 + 8H2O
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Để một miếng gang ( hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam).
(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.
(4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.
(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 3, 5
Câu 6: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 3,84 và 0,448. B. 5,44 và 0,896. C. 5,44 và 0,448. D. 9,13 và 2,24.
Đáp án C
Phương pháp: Viết PTHH. Chú ý do sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại nên Fe dư, phản ứng không tạo Fe3+, chỉ tạo Fe2+.
\(3F{\rm{e}}\,\,\, + \,\,\,\,\,8{H^ + }\,\,\, + \,\,\,\,\,2NO_3^ - \to 3F{{\rm{e}}^{2 + }} + 2NO + 4{H_2}O\)
\( \Rightarrow {V_{NO}}\)
mchất rắn = m Fe dư + mCu → \(m - 0,07.56 + 64.0,04 = 0,75m \to m\)
Hướng dẫn giải:
H+: 0,08
NO3-: 0,08
Cu2+: 0,04
3Fe + 8H+ + 2NO3-→3Fe2+ + 2NO+4H2O
0,03 0,08 0,02
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,04 0,04 0,04
m chất rắn = m Fe dư + mCu => m - 0,07.56 + 64.0,04 = 0,75m
=> m = 5,44 gam
VNO = 0,02.22,4 = 0,448 lít
Câu 7: Cho 23 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít (ở đktc) khí NO2 duy nhất và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 58,25 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 25,625 gam chất kết tủa. Giá trị của V là
A. 16,8. B. 38,08. C. 24,64. D. 47,6.
Đáp án D
Phương pháp:
Quy đổi hỗn hợp về Cu, Fe, O
Bảo toàn khối lượng
Bảo toàn electron
Hướng dẫn giải:
\(23g\,\,X\left\{ \begin{array}{l} Cu:x\\ F{\rm{e}}:y\\ S:z \end{array} \right.( + HN{O_3}) \to \left\{ \begin{array}{l} N{O_2}\\ dd\,Y\left\langle \begin{array}{l} ( + BaC{l_2}) \to 58,25g\,\,BaS{O_4}:z\\ ( + NaOH) \to 25,625g\left\{ \begin{array}{l} Cu{\left( {OH} \right)_2}:x\\ Fe{\left( {OH} \right)_3}:y \end{array} \right. \end{array} \right. \end{array} \right.\)
\(z = \frac{{58,25}}{{233}} = 0,25\,mol\)
⇒ mCu + mFe = 23 – 0,25 . 32 = 15g
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} 64x + 56y = 15\\ 98x + 107y = 25,625 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0,125\\ y = 0,125 \end{array} \right.\)
Bảo toàn electron ⇒ nNO2 = 2nCu + 3nFe + 6nS = 2,125mol
⇒ V = 47,6 lít
Câu 8: Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,6%. B. 37,8%. C. 35,8%. D. 49,6%.
Đáp án B
Phương pháp:
Bảo toàn electron
Bảo toàn điện tích
Bảo toàn nguyên tố Fe, O, H
Hướng dẫn giải:
Phần kết tủa có nAgCl= 0,3 ⇒ nAg = 0,009
Bảo toàn electron: nFe2+ = nAg + 3nNO = 0,036
nNO = 0,009 ⇒ nH+ dư = 4nNO = 0,036
Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 trong X
⇒ mX = 56a + 232b + 180c = 7,488 (1 )
Dung dịch Y còn H+ dư và Fe2+ nên NO3- đã hết.
Vậy Y chứa Fe2+ (0,036), H+ (0,036), Cl- (0,3)
Bảo toàn điện tích ⇒ nFe3+ = 0,064
Bảo toàn Fe ⇒ a + 3b + c = 0,064 + 0,036 (2)
Bảo toàn H ⇒ nH2O = 0,144
Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 + 3nHNO3 = nZ + nH2O
⇒ 4b + 6c + 0,024 . 3 = 0,032 + 0,144 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):
a = 0,05
b = 0,014
c = 0,008
⇒ %Fe = 37,4%
Câu 9: Cho các miếng sắt nhỏ vào dung dịch sau: (1) HCl; (2) NaOH; (3) NaNO3; (4) FeCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 2. C. 1. D.3.
Chọn đáp án B
Fe có thể phản ứng được với Hcl và dung dịch FeCl3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
⇒ Chọn B
Câu 10: Các kim loại X, Y và Z đều không tan trong nước ở điều kiện thường X và Y đều tan trong dung dịch HCl nhưng chỉ có Y tan trong dung dịch NaOH. Z không tan trong dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Các kim loại X, Y và Z tương ứng là
A. Fe, Al và Cu. B. Mg, Fe và Ag. C. Na, Al và Ag. D. Mg, Alvà Au.
Chọn đáp án A
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 50,5 B. 39,5 C. 53,7 D. 46,6
Chọn đáp án A
+ BTKL có nO/oxit = (18,2 – 15) ÷ 16 = 0,2 mol || nH2 = 0,3 mol
⇒ ∑nHCl đã pứ = 2nO/oxit + 2nH2 = 1 mol ⇒ mCl–/muối = 35,5 gam
⇒ mmuối = mkim loại + mCl–/muối = 15 + 35,5 = 50,5 gam ⇒ Chọn A
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 6,8 gam X đơn chức trong 100 gam dung dịch NaOH 20% đun nóng, thu được dung dịch Y. Trung hòa kiềm dư trong Y cần dung 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 35,2 B. 38,3 C. 37,4 D. 36,6
Chọn đáp án B
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng là 42 gam. Chia X thành hai phần không bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3, đặc, nóng dư, thì có 2,5 mol HNO3 đã phản ứng, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối.
Giá trị của m là
A. 112,4. B. 94,8. C. 104,5. D. 107,5.
Chọn đáp án D
Câu 14: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. môi trường. D. chất xúc tác.
Chọn đáp án B
Fe là chất khử, N+5 (NaNO3) là chất oxi hóa, H+ (H2SO4) là môi trường.
Câu 15: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Mg.
Chọn đáp án B
Mg2+/Mg > Fe2+/Fe > Cu2+/Cu > Fe3+/Fe2+ > Ag+/Ag ⇒ chắc chắn phải có Ag ⇒ chọn B.
Câu 16: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Chọn đáp án C
Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
FeCl3: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2FeCl3 → NiCl2 + 2FeCl2
CuCl2: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + CuCl2 → NiCl2 + Cu
Cu sinh ra bám trực tiếp lên Ni ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
AgNO3: ban đầu Ni bị ăn mòn hóa học: Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag
Ag sinh ra bám trực tiếp lên Ni ⇒ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.
HCl và FeCl2: chỉ xảy ra ăn mòn hóa học: Ni + 2HCl → NiCl2 + H2
⇒ có 2 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa ⇒ chọn C.
Câu 17: Cho 1,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thấy tạo hỗn hợp muối B và khí SO2 có thể tích 1,008 lít (đktc). Tính khối lượng muối thu được
A. 6,0 gam. B. 5,9 gam. C. 6,5 gam. D. 7,0 gam.
Chọn đáp án A
2H2SO4 + 2e → SO2 + SO42– + 2H2O ⇒ nSO42– = nSO2 = 0,045 mol.
⇒ mmuối = mKL + mSO42– = 1,68 + 0,045 × 96 = 6(g) ⇒ chọn A.
Câu 18: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B.FeCl3. C. H2SO4. D. Cu(NO3)2.
Chọn đáp án D
Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi xảy ra ăn mòn điện hóa ⇒ thêm dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 19: Cho lần lượt các chất sau: Na2S, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là
A. 7. B. 8 C. 6. D. 9.
Chọn đáp án A
Có 7 chất bao gồm.
Na2S, NaI, FeS, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, FeSO4 ⇒ Chọn A
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 23,80%. B. 30,97%. C. 26,90%. D. 19,28%.
Chọn đáp án B
Phân tích: Đặt \(n_{Cu}} = {n_{CuO}} = a;{n_{Cu\left( {N{O_2}} \right)}} = b\)
Khi cho X tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 thì ta chỉ thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất nên sau phản ứng thì hết và muối thu được là CuSO4.
Ta có: \(CuO + 2{H^ + } \to C{u^{2 + }} + {H_2}O\)
\(\mathop {3C{u^{2 + }}}\limits_a + \mathop {8{H^ + } + 2N{O^ - }}\limits_{\frac{8}{3}a \leftrightarrow 2b} \to 3C{u^{2 + }} + 2NO + 4{H_2}O\)
\( \to 2a + \frac{8}{3}a = {n_{{H^ + }}} = 2{n_{{H_2}S{O_4}}} = 1,4 \to a = 3\)
Mà \(2b = \frac{2}{3}a \to b = 0,1\)
Vậy khối lượng Cu trong X là: \(\frac{{0,3.64}}{{0,3.\left( {64 + 80} \right) + 0,1.188}} \approx 30,97\% \)
Trên đây là trích dẫn 1 phần 85 Câu trắc nghiệm Sắt, Crom, Đồng có lời giải chi tiết ôn thi THPT QG môn Hóa để xem thêm nhiều nội dung hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!
Chúc các em học tốt!