50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 (lời giải chi tiết)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA SINH HỌC 12 (lời giải chi tiết)

Câu 101. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây?

  1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất.
  2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau.
  3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiêu theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.

   A. 2,3,4.                           B. 2,3.                               C. 1, 2, 3, 4.                     D. 1, 2, 4.

Câu 102. Phát biểu nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên?

   A. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

   B. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

   C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

   D. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà còn đối với cả quần thể.

Câu 103. Chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi?

   A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi.

   B. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.

   C. Sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

   D. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi.

Câu 104. Cho các phát biểu sau:

  1. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa.
  2. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa đều là đột biến.
  3. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.
  4. Giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
  5. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến.
  6. Ở vi khuẩn đột biến gen lặn có hại khi mới phát sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống như đào thải alen trội có hại.
  7. Quần thể có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể ít bị biến đổi vì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể bị hạn chế.
  8. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nhiều cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường.

Số phát biểu đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 6

Câu 105. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 

36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1.

Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì:

   A. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

   B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

   C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.

   D. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Câu 106. Cho các phát biểu sau:

  1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
  2. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là kiểu chọn lọc ổn định.
  3. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.
  4. Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt.
  5. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
  6. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có ít gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
  7. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
  8. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, nhưng chủ yếu chọn lọc ở mức độ cá thể và quần thể.

Số phát biểu sai:

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 107. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Thành phần KG

F1

F2

F3

F4

F5

AA

0,64

0,64

0,20

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,40

0,48

0,48

aa

0,04

0,04

0,40

0,36

0,36

Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là:

   A. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                        B. Giao phối không ngẫu nhiên

   C. Đột biến.                                                               D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 108. Cho các phát biểu sau:

  1. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.
  2. Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
  3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới.
  4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán
  5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
  6. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.
  7. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
  8. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

Số các phát biểu đúng là:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 7

Câu 109. Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng là kết quả của:

   A. Chọn lọc vận động.                                             B. Chọn lọc gián đoạn

   C. Chọn lọc ổn định.                                                D. Sự biến đổi ngẫu nhiên.

Câu 110. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật?

   A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

   B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên

   C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen.

   D. Đột biến và di - nhập gen.

Câu 111. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?

  1. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
  2. Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
  3. Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.
  4. Chúng đều làm giảm sự đa dạng di truyền.
  5. Chúng đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định.
  6. Chúng đều làm thay đổi tần số alen một cách rất chậm chạp.

Câu trả lời đúng là:

   A. (1), (2), (5).                B. (1), (4).                        C. (2), (3), (6).                D. (3), (4), (5).

Câu 112. Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên?

   A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.

   B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tân số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

   C. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

   D. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

Câu 113. Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật?

   A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật.

   B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi.

   C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể.

   D. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.

Câu 114. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P : 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1.

F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1.

F2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1.

F3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1.

F4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1.

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

   A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

   B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.

   C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.

   D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.

Câu 115. Một quần thể chứa nhiều biến dị di truyền, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên thì các sự kiện sau đây sẽ lần lượt xảy ra:

  1. Phân hóa khả năng sinh sản.
  2. Áp lực chọn lọc mới.
  3. Thay đổi tần số alen trong quần thể.
  4. Sự thay đổi môi trường sống

   A. 4, 2, 1, 3.                     B. 4, 2, 3, 1.                     C. 4, 1, 2, 3.                     D. 2, 4, 1, 3.

Câu 116. Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi?

   A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kế.

   B. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động di nhập gen bị hạn chế.

   C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế.

   D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của CLTN bị hạn chế.

Câu 117. Cho các phát biểu sau:

  1. Theo quan niệm hiện đại, quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa.
  2. Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến nhiễm sắc thể là nguyên liệu chủ yếu.
  3. Chọn lọc ổn định diễn ra khi khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ.
  4. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên.
  5. Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
  6. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của alen mà làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  7. Phân ly độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên nguồn biến dị lớn cho quá trình tiến hóa.

Số phát biểu đúng:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 118. Vai trò quan trọng nhất của giao phối với chọn lọc tự nhiên là:

   A. Trung hòa tính có hại của đột biến.

   B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp.

   C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

   D. Phát tán đột biến trong quần thể.

Câu 119. Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?

   A. Gen đột biến nằm trên NST thường.

   B. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn không tương đồng.

   C. Gen đột biến nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng.

   D. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn tương đồng.

Câu 120. Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

   A. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.

   B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng tự phối.

   C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng ngẫu phối.

   D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.

Câu 121. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông đen hòa mình với môi trường, từ gen A bị đột biến thành gen lặn a quy định màu lông trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể?

   A. Gen A nằm trên NST thường.

   B. Gen A nằm trong ti thể.

   C. Gen A nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng.

   D. Gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng.

Câu 122. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì:

   A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.

   B. Vi khuẩn dễ có kích thước nhỏ và sinh sản nhanh.

   C. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.

   D. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.

Câu 123. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ liên tiếp thư được kết quả:

Thế hệ

AA

Aa

aa

F1

0,64

0,32

0,04

F2

0,64

0,32

0,04

F3

0,24

0,52

0,24

F4

0,16

0,48

0,36

F5

0,09

0,42

0,49

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?

   A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.

   B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

   C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên.

   D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 124. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:

Thế hệ

Kiêu gen A A

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,49

0,42

0,09

F2

0,49

0,42

0,09

F3

0,22

0,36

0,42

F4

0,24

0,32

0,44

F5

0,26

0,28

0,46

Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây?

   A. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

   B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

   C. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen.

   D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 125. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất chọn lọc tự nhiên là:

   A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy biến dị có lợi cho sinh vật.

   B. Phân hóa khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.

   C. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.

   D. Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 126. Cho các phát biểu sau:

  1. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
  2. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng.
  3. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
  4. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.
  5. Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
  6. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.
  7. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi.

Số phát biểu sai:

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 127. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen di hợp Aa sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể ?

   A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.

   B. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.

   C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.

   D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.

Câu 128. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ tiếp theo được mô tả bằng sơ đồ nào sau đây?

   A. 0 ,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa -> 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.

   B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa -> 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa.

   C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa -> 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa.

   D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,36Aa + 0,09aa -> 0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa.

Câu 129. Nghiên cứu về tính trạng màu sắc thân của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng. Biết 2 quần thể trên ở 2 vùng xa nhau nhưng có điều kiện môi trường giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1 có 45 cơ thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cơ thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào thông tin ở trên nhiều khả năng nhất xảy ra các quần thể này là do:

   A. Biến động di truyền. B. Dòng gen.                   C. Chọn lọc vận động.   D. Chọn lọc phân hóa.

Câu 130. Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được ưu tiên tiếp cận con cá cái và thụ tinh. Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành có kích thước nhỏ thường ẩn náu giữa các tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi cá cái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với hai dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh. Ví dụ trên minh họa cho hình thức chọn lọc:

   A. Ổn định.                     B. Vận động.                   C. Định hướng.               D. Phân hóa.

Đáp án từ câu 101-130 trắc nghiệm ôn tập chủ đề Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12

101.D

102.A

103.A

104.D

105.B

106.C

107.A

108.B

109.A

110.D

111.B

112.C

113.D

114.A

115.A

116.C

117.C

118.B

119.B

120.C

121.D

122.C

123.B

124.A

125.D

126.B

127.A

128.B

129.A

130.D

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 131-150 và lời giải chi tiết của Trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 (lời giải chi tiết). Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?