52 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 có lời giải chi tiết

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA SINH HỌC 12 

Câu 49. Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại?

   A. Sự ra đời của học thuyết tế bào.

   B. Sự ra đời của ngành di truyền học.

   C. Sự ra đời của sinh học phân tử.

   D. Sự ra đời của địa lý sinh học.

Câu 50. Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm:

   A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ.

   B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính.

   C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái.

   D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn.

Câu 51. Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:

   A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

   B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

   C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.

   D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.

Câu 52. Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ?

   A. Diễn ra trong một thời gian dài.

   B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.

   C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

   D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Câu 53. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

  1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
  2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
  3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.
  4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
  5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.
  6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
  7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.
  8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

   A. 5                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 6

Câu 54. Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?

  1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn.
  2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không.
  3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ.
  4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn.
  5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau.
  6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 55. Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này?

  1. Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly.
  2. Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính.
  3. Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.
  4. Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại.

   A. 4                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 1

Câu 56. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và vượn người như sau:

Loài sinh vật

Trình tự các nucleotit

Người

XAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

Gôtila

XTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT

Đười ươi

TGT-TGT-TGG-GTX-TGT-GAT

Tinh tinh

XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG

Có thể rút ra kết luận gì về trình tự mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa người với các loài vượn người?

   A. Người → tinh tinh → đười ươi → gôrila.

   B. Người → đười ươi → tinh tinh → gôrila.

   C. Người → gôrila → tinh tinh → đười ươi.

   D. Người → tinh tinh → gôrila → đười ươi.

Câu 57. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

  1. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi.
  2. Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định.
  3. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
  4. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
  5. Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  6. Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
  7. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên:

   A. (1), (4), (5).                B. (3), (6), (7).                C. (4), (6).                        D. (2), (5), (7).

Câu 58. Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì?

   A. Loài.                            B. Gen.                             C. Cá thể.                         D. Quần thể.

Câu 59. Trong các loài sau đây, đâu là loài gốc hình thành nên 3 loài còn lại?

   A. Su hào.                        B. Súp lơ.                         C. Cải bruxen.                D. Mù tạc hoang dại.

Câu 60. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây?

  1. Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu.
  2. Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu.
  3. Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu.
  4. Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu.

   A. 3                                   B. 1                                   C. 2                                   D. 4

Câu 61. Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến:

  1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
  2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng.
  3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp.
  4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến.
  5. Đa số đột biến là trung tính.
  6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen.
  7. Phần lớn alen đột biến là alen trội.

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 62. Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:

  1. Chọn lọc tự nhiên.
  2. Đột biến.
  3. Di - nhập gen.
  4. Ngẫu phối.
  5. Giao phối ngẫu nhiên.
  6. Các yếu tố ngẫu nhiên.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 63. Ở một quần thể, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen A và a, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền qua 5 thế hệ:

Thế hệ

Tỉ lệ kiểu gen

F1

0.36AA

0.48Aa

0.16aa

F2

0.40AA

0.40Aa

0.20aa

F3

0.45AA

0.30Aa

0.25aa

F4

0.48AA

0.24Aa

0.28aa

F5

0.5AA

0.20Aa

0.30aa

Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào:

   A. Di - nhập gen.                                                      B. Đột biến.

   C. Giao phối không ngẫu nhiên.                            D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 64. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên:

  1. Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
  2. Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
  3. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
  4. Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến.
  5. Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguốn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

   A. (1), (3).                       B. (2), (4).                        C. (1), (5).                        D. (2), (3).

Câu 65. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:

   A. Là quá trình hình thành loài mới.

   B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

   C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

   D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.

Câu 66. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò của quá trình cách ly?

   A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.

   B. Góp phân thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.

   C. Làm tăng tần số alen từ đó hình thành nên loài mới.

   D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.

Câu 67. Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên:

   A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa.

   B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa.

   C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.

   D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.

Câu 68. Giả sử tần số tương đối của các alen ở trong một quần thể là 0.5A: 0.5a, đột ngột biến thành 0.7A: 0.3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?

   A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.

   B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

   C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen a thành A.

   D. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.

Câu 69. Cho các nhận xét sau:

  1. Làm đa dạng vốn gen của quần thể.
  2. Làm nghèo vốn gen của quần thể.
  3. Là một nhân tố tiến hóa định hướng.
  4. Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể.
  5. Trong mọi tính huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể.
  6. Làm xuất hiện alen mới trong quần thể.

Có bao nhiêu nhận xét đúng với đặc điểm của nhân tố tiến hóa di - nhập gen?

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 70. Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới?

   A. Cách li địa lý.                                                       B. Di - nhập gen.

   C. Các biến dị di truyền trong quần thể.               D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 71. Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

   A. Biến động di truyền.                                           B. Di - nhập gen.

   C. Giao phối không ngẫu nhiên.                            D. Thoái hóa giống.

Câu 72. Cho các thông tin sau:

  1. Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
  2. Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
  3. Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện thành kiểu hình.
  4. Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.

Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực:

   A. (2) và (4).                   B. (3) và (4).                    C. (2) và (3).                    D. (1) và (4).

Câu 73. Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật:

   A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen.

   B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

   C. Chọn lọc tự nhiên và các yêu tố ngẫu nhiên.

   D. Đột biến và di - nhập gen.

Câu 74. Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?

  1. Làm đa dạng vốn gen quần thể.
  2. Là nhân tố tiến hóa định hướng.
  3. Làm tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.
  4. Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 75. Cho các nhận xét sau:

  1. Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  2. Di - nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.
  3. Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
  4. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
  5. Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.
  6. Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.
  7. Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 76. Cho những nhận xét sau:

  1. Đột biến gen và di - nhập gen đều tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.
  2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
  3. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen đều làm nghèo vốn gen quần thể.
  4. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
  5. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.
  6. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
  7. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.
  8. Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.

Có bao nhiêu nhận xét sai?

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 77. Cho các nhân tố tiến hóa:

  1. Đột biến.
  2. Di - nhập gen.
  3. Giao phối không ngẫu nhiên.

Cho các đặc điểm sau:

  1. Thay đổi tần số alen của quần thể.
  2. Làm nghèo vốn gen của quần thể.
  3. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
  4. Là nhân tố tiến hóa có hướng.
  5. Không làm thay đổi thành phấn kiểu gen của quần thể.
  6. Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.

Đâu là đáp án nối chính xác giữa nhân tố tiến hóa và đặc điểm của nhân tố đó?

   A. 1. (a), (c), (f); 2. (a), (b); 3. (b).

   B. 1. (a), (d), (f); 2. (a), (b); 3. (e).

   C. 1. (a), (b), (c); 2. (a), ánh sáng); 3. (b).

   D. 1. (a), (c), (f); 2. (b), (f); 3. (d).

Câu 78. So với đột biến NST thì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa vì:

   A. Alen đột biến có lợi có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.

   B. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không đổi qua các thế hệ.

   C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.

   D. Đa số đột biến gen là có hại, nên chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại những đột biến có lợi.

Đáp án từ câu 49-78 trắc nghiệm ôn tập chủ đề Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 

49.B

50.B

51.A

52.B

53.D

54.C

55.C

56.D

57.C

58.D

59.D

60.A

61.A

62.B

63.C

64.C

65.C

66.B

67.D

68.A

69.B

70.B

71.B

72.C

73.D

74.C

75.C

76.C

77.A

78.C

 

Giải chi tiết từ câu 49-78 trắc nghiệm ôn tập chủ đề Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 

Câu 49. Đáp án B

Sự ra đời của di truyền học đặt nền móng cho sự phát triển của nhiều ngành sinh học từ vi mô như Sinh học tế bào, Sinh học phân tử,… đến mức vĩ mô như di truyền học quần thể, sinh thái học. Là tiền đề cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.

Câu 50. Đáp án B

Nhận xét: Đó là 2 tiêu đề trong bài của sách giáo khoa, đôi khi đề không đi sâu vào khai thác những phần nhỏ mà khai thác dạng bao quát.

Câu 51. Đáp án A

Thuyết tiến hóa tổng hợp là sự tổng hợp các thành tựu lý thuyết trong nhiều lĩnh vực sinh học, bao gồm 2 quá trình là tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ, trong đó tiến nhỏ là trọng tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

Câu 52. Đáp án B

A, C, D đều là đặc điểm của tiến hóa lớn.

Câu 53. Đáp án D

  • Chọn các câu (1), (2), (4), (6), (7), (8).

(3) sai, cả 2 quá trình này diễn ra song song.

(5) sai, tiến hóa lớn là quá trình hình thành nhóm phân loại trên loài không có biến đổi thành phần kiểu gen.

  • Lưu ý: (7) tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ, do:
  • Tiến hóa nhỏ diễn ra dẫn đến sự phân ly tính trạng, dẫn đến hình thành loài mới. Sự phân ly tính trạng vẫn tiếp tục diễn ra trên phạm vi loài tất yếu dẫn tới hình thành các phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

Câu 54. Đáp án C

Chọn các câu (2), (3), (5), (6).

  • Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ là 2 nội dung của thuyết tiến hóa tổng hợp.

- Tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ diễn ra song son

 

Tiến hóa nhỏ

Tiến hóa lớn

Khái niệm

Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể hình thành nên loài mới.

Hình thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, hộ, lớp, ngành, giới.

Thời gian

Diễn ra trong một thời gian ngắn.

Diễn ra trong thời gian dài.

Quy mô

Diễn ra trong quy mô hẹp.

Diễn ra trên quy mô rộng hơn.

Nghiên cứu

Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

Ý nghĩa

Là trọng tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

Kể từ khi việc nghiên cứu tiến hóa nhỏ đạt tới đỉnh cao, người ta mới tiến hành nghiên cứu tiến hóa lớn. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ nhung cũng có những đặc điểm riêng.

Nội dung chính

Tiến hóa nhỏ bao gồm các quá trình: phát sinh đột biến, phát tán và tổ hợp đột biến thông qua giao phối, chọn lọc các biến dị có lợi, cách ly sinh sản giữa quần thể đã bị biến đổi với quan thê gốc.

Tiến hóa lớn hình thành nên các phân loại trên loài. Góp phần sáng tỏ quan niệm của Đacquyn về quan hệ và nguồn gốc chung của các loài.

 

Câu 55. Đáp án C

  • Các kết luận đúng là (1), (3).
  • Bằng chứng này chứng tỏ là đu đủ đực và đu đủ cái có chung một nguồn gốc sau đó phân li thành các cây đon tính.
  • Cơ quan thoái hóa vẫn còn là do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy.
  • Cơ quan nhụy không còn chức năng nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 56. Đáp án D

  • Tinh tinh chỉ khác người 1 bộ ba.
  • Gorila khác người 2 bộ ba.
  • Đười ươi khác người 4 bộ ba.
  • Sự sai khác càng ít thì quan hệ càng gần gũi. Vậy đáp án là D.

Câu 57. Đáp án C

  1. Sai vì nếu alen có lợi đó là alen lặn thì chọn lọc tự nhiên không thể nào loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.
  2. Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.
  3. Sai vì đột biến mới làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
  4. Đúng vì áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn nên làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng.
  5. Sai vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
  6. Đúng.
  7. Sai vì đây là vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa.

Câu 58. Đáp án D

  • Đơn vị tiến hóa cơ sở là quần thể. Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa những điều kiện cơ bản sau:

+ Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.

+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.

+ Tồn tại thực trong tự nhiên.

  • Cá thể không là đơn vị tiến hóa cơ sở vì mỗi cá thể có 1 kiểu gen, khi kiểu gen đó biến đổi do chỉ có 1 cá thể nên cũng không được truyền lại cho thế hệ sau.
  • Loài không là đơn vị tiến hóa: trong tự nhiên loài tồn tại như một hệ thống quần thể cách ly tuyệt đối với nhau; cấu trúc phức tạp, hệ gen của một loài là hệ gen kín nên không có sự biến đổi cấu trúc di truyền.

Câu 59. Đáp án D

Quá trình chọn lọc nhân tạo đã tạo ra nhiều loài rau khác nhau tự gốc mù tạc hoang dại bạn đầu: súp lơ, súp lơ xanh, bắp cải, cải xoăn, cải Bruxen, su hào.

Câu 60. Đáp án A

  • Trong các đặc điểm trên, các đặc điểm 1, 3, 4 đúng.
  • Theo như hình, khi điều kiện sống khó khăn thì các cá thể không có khả năng thích nghi sẽ bị đào thải nên sự đa dạng di truyền sẽ giảm và các cá thể thích nghi được giữ lại, phát triển ổn định qua các thế hệ.
  • Đặc điểm 2 sai vì sau khi điều kiện sống khó khăn thì chọn lọc tự nhiên sẽ tác động, giữ lại những kiểu hình có lợi, đào thải những kiểu hình có hại —> tần số kiểu gen, tần số alen sẽ thay đổi so với quần thể ban đầu.

Câu 61. Đáp án A

  1. Đúng, đột biến tạo ra các alen mới, tăng tính đa dạng cho quần thể.
  2. Sai, đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng.
  3. Đúng, do tần số đột biến thấp và áp lực đột biến là không lớn.
  4. Sai.
  5. Sai, đa số đột biến có hại cho cơ thể sinh vật, do phá vỡ quan hệ hài hòa được hình thành qua nhiều năm tiến hóa.
  6. Đúng, phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.
  7. Sai, phần lớn alen đột biến là alen lặn, tồn tại ở trạng thái dị hợp trong quần thể, được truyền cho các thế hệ sau qua giao phối.
  • Lưu ý các câu (1), (2), (3), (6) các đề đại học rất thích khai thác những ý trên.
  • Câu (1) và (4) trái ngược nhau, nên ta loại một trong 2. Yêu cầu của đề là đếm, không phải xác định câu nào đúng, chỉ cần ta chọn 1 trong 2, không cần quan tâm ta chọn câu nào.

Câu 62. Đáp án B

Chọn các câu (2), (3), (6).

(1) chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất định huớng cho quá trình tiến hóa

(5) giao phối ngẫu nhiên và ngẫu phối không là nhân tố tiến hóa.

Lưu ý: Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng trong việc quy định sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể (làm tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp), nhưng là một nhân tố vô hướng trong quy định chiều hướng của sự tiến hóa.

Câu 63. Đáp án C

Ta rút tần số alen của các thế hệ, nhận thấy tần số alen A = 0,6, tần số alen a = 0,4, không đổi qua các thệ hệ. Tuy nhiên, thành phần kiểu gen của quần thể lại thay đổi, vậy đây là hình thức tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 64. Đáp án C

Về giao phối ngẫu nhiên:

  • Đây không phải là một nhân tố tiến hóa do không thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, mà duy trì trạng thái cân bằng, ổn định của quần thể.
  • Các đột biến tạo nên các alen mói, giao phối ngẫu nhiên làm phát tán các alen này, tổ hợp các alen này vào những tổ hợp kiểu gen khác nhau, làm trung hòa đột biến.
  • Giao phối ngẫu nhiên tạo nên các biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

Câu 65. Đáp án C

A là kết quả của tiến hóa nhỏ.

B là bản chất của tiến hóa lớn.

D là kết quả của đột biến và giao phối.

Câu 66. Đáp án B

  • A sai, cách ly tạo ra những sai khác ngày càng lớn giữa 2 quần thể, di nhập gen làm xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể.
  • B sai, cách ly không làm tăng về tần số alen, chỉ có các yếu tố như đột biến và di - nhập gen mới tạo ra nhưng alen mói làm tăng tần số alen của quần thể.
  • D sai, do kết quả của tiến hóa nhỏ là sự hình thành loài, không có sự tăng cường khác nhau về kiểu gen của loài.

Câu 67. Đáp án D

  • Thể đột biến kiếm ăn tốt hơn và chống chịu tốt hơn, do đó đột biến này có lợi cho sinh vật (thể đột biến).
  • Thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản, nên không đóng góp hệ gen của mình vào vốn gen của quần thể, nên vô nghĩa với tiến hóa.

Câu 68. Đáp án A

Với các đáp án:

  • B, Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.
  • C, Đột biến làm thay đổi tần số rất chậm, việc thay đổi đột ngột như trên không thể hình thành do đột biến.
  • D, Cả 2 quá trình này đều không làm thay đổi tần số alen.

Câu 69. Đáp án B

Chọn các câu (1), (2), (4), (6).

Về di - nhập gen:

  • Tồn tại song song hai quá trình là di gen (biểu hiện ở sự xuất cư, hay quá trình thụ tinh bằng gió, phát tán bào tử) và nhập gen (biểu hiện ở sự nhập cư của một nhóm quần thê) nên vừa làm đa dạng, vừa làm nghèo vốn gen của quần thể.
  • Là một nhân tố tiến hóa vô hướng.
  • Vì là nhân tố tiến hóa nên luôn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • Sự thay đổi tần số nhanh hay chậm phụ thuộc vào: số lượng cá thể di - nhập gen và kích thước quần thể, như một quần thể có kích thước quá lớn mà số cá thể di - nhập quá ít thì cũng không làm thay đổi lớn.
  • Quá trình nhập gen làm cho một alen lạ xuất hiện trong quần thể.

Câu 70. Đáp án B

  • A sai, cách li địa lý tạo nên các cản trở về mặt địa lý, tạo cơ hội cho các nhân tố tiến hóa tác động, làm phân hóa vốn gen của quần thể bị cách ly với quần thế gốc.
  • C sai, các biến dị di truyền trong quần thể gia tăng sự khác biệt của các quần thể với nhau.
  • D sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen làm phân hóa vốn gen của quần thể.
  • B đúng, di - nhập gen làm xóa nhòa đi sự sai khác giữa các quần thể với nhau, làm cản trở sự cách ly, không có sự cách ly giữa các quần thể sẽ không có sự hình thành loài mới.

Câu 71. Đáp án B

Thấy có sự trao đổi vật chất di truyền giữa 2 quần thể, đó là sự phát tán hạt phấn, nên đây là quá trình di - nhập gen giữa 2 quần thể.

Câu 72. Đáp án C

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi tần số của vi khuẩn nhanh hơn sinh vật nhân thực:

  • Vi khuẩn sinh sản nhanh, nhanh hơn nhiều lần so với sinh vật nhân thực, thời gian của mỗi thế hệ lại ngắn nên quá trình thay đổi tần số alen diễn ra liên tục qua từng thế hệ.
  • Vi khuẩn có hệ gen đơn bội, nên mọi đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình, và chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên do đó làm thay đổi một cách nhanh chóng.

Câu 73. Đáp án D

  • Giao phối không ngẫu nhiên không làm xuất hiện alen mới. Các quá trình giao phối chủ yếu tạo nên các nguồn biến dị tổ hợp và biến dị tổ hợp là sự sắp xếp lại vật chất di truyền chứ không tạo ra lượng vật chất di truyền mới.
  • Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàn lọc, không tạo ra alen mới.
  • Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm nghèo vốn gen quần thể, không làm xuất hiện alen mới làm phong phú vốn gen quần thể.

Câu 74. Đáp án B

Chọn câu (3).

Về giao phối không ngẫu nhiên:

  • Đây là một nhân tố tiến hóa đặc biệt, chỉ làm thay đổi tỷ lệ kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
  • Kết quả của quá trình giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
  • Là nhân tố tiến hóa vô hướng.

Câu 75. Đáp án C

Chọn các câu (2), (3), (5).

  • (1) sai, đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp, nguyên liệu thô ban đầu, giao phối tạo nên biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
  • (4) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.
  • (6) sai, đột biến tạo ra các alen mới làm đa dạng vốn gen quần thể.
  • (7) sai, tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì thành phần kiểu gen của quần thể không đổi, quần thể không tiến hóa.

Câu 76. Đáp án C

Các câu chọn (5), (6), (7), (8).

  • (5) sai, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa.
  • (6) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
  • (7) sai, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen một cách từ từ, chậm chạp và theo 1 hướng xác định.
  • (8) sai, yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.

Câu 77. Đáp án A

Nhận xét cách loại đáp án: Chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. Loại C, B, D.

Câu 78. Đáp án C

  • A sai, do giá trị của đột biến, lợi hay hại, phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và môi trường.
  • B sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu hình, gián tiếp làm phân hóa kiểu gen.
  • D sai, đa số đột biến ở trạng thái lặn và tồn tại ở dạng dị hợp, nên dù là một đột biến gây hại nếu ở thể lặn vẫn không loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
  • C đúng, do đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen, thường chỉ liên quan đến một hoặc một số cặp Nucleotit. Mỗi NST có đến hàng vạn Nucleotit nên đột biến gen làm thay đổi không đáng kể, cũng ít ảnh hưởng đến sinh sản của cơ thể.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 79-100 của Trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 52 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?