40 câu trắc nghiệm ôn tập lần 1 về các loại dao động và cộng hưởng môn Vật Lý 12 năm 2020 có đáp án

40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LẦN 1 VỀ CÁC LOẠI DAO ĐỘNG VÀ

HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Gắn một vật có khối lượng m = 200 g vào lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Một đầu của lò xo được cố định, ban đầu vật ở vị trí lò xo không biến dạng trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo m khỏi vị trí ban đầu 10 cm dọc theo trục lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa m và mặt phẳng ngang là m = 0,1 (g = 10 m/s2). Độ giảm biên độ dao động của m sau mỗi chu kỳ dao động là

A. 0,5 cm.                          B. 1 cm.                             C. 2 cm.                                D. 0,25 cm.

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang có k = 400 N/m; m = 100 g; lấy g = 10 m/s2; hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là µ = 0,02. Lúc đầu đưa vật tới vị trí cách vị trí cân bằng 4 cm rồi buông nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là

A. 18 cm.                           B. 16 m.                            C. 16 cm.                         D. 1,6 m.

Câu 3: Con lắc lò xo nằm ngang có k = 100 N/m, m = 100 g. Kéo vật cho lò xo dãn 2 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát là μ = 2.10-2. Xem con lắc dao động tắt dần chậm. Lấy g = 10 m/s2, quãng đường vật đi được trong 4 chu kỳ đầu tiên là

A. 29,28 cm.                      B. 29,44 cm.                      C. 32 cm.                         D. 29,6 cm.

Câu 4: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,2 kg và lò xo có độ cứng 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 5 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Vật đạt tốc độ lớn nhất sau khi đi được quãng đường là

A. 3 cm.                             B. 4 cm.                             C. 2 cm.                                D. 1 cm.

Câu 6: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức

A. Dao động cưỡng bức là dao động của vật khi bị tác dụng của một ngoại lực biến đổi tuần hoàn.

B. Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ thuận với biên độ F0 của ngoại lực và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực.

D. Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.

Câu 7: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt của giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là

A. 40 cm/s.                        B. 20 cm/s.                        C. 10 cm/s.                       D. 40 cm/s.

Câu 8: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ dứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5 kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi vị trí cân bằng 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1% trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kì, lấy g = 10m/s2. Số lần vật qua vị trí cân bằng kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là

A. 50 lần.                           B. 100 lần.                         C. 75 lần.                         D. 25 lần.

Câu 9: Cho một con lắc đơn dao động trong môi trường không khí. Kéo con lắc lệch khỏi phương thẳng đứng một góc 0,1 rad rồi thả nhẹ. Biết lực cản của không khí tác dụng lên con lắc là không đổi và bằng 0,001 lần trọng lượng của vật. Coi biên độ giảm đều trong từng chu kì. Số lần con lắc con lắc đi qua vị trí cân bằng từ lúc bắt đầu dao động đến lúc dừng lại là

A. 100 lần.                         B. 25 lần.                           C. 200 lần.                         D. 50 lần.

Câu 10: Chọn câu sai.

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Dao động của con lắc trong dầu tắt dần nhanh hơn trong nước.

C. Dao động tắt dần càng nhanh, nếu môi trường càng nhớt.

D. Cơ năng của vật trong dao động tắt dần không thay đổi.

Câu 11: Chọn câu trả lời sai?

A. Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kĩ thuật, đời sống.

B. Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần.

C. Khi có cộng hưởng, biên độ dao động đạt cực đại.

D. Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng.

Câu 12: Một con lắc lò xo đặt theo phương ngang gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 2 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và giá đỡ vật là 0,1. Ban đầu giữ cho vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động tắt dần. Lấy g =10 m/s2. Trong quá trình dao động lò xo có độ dãn lớn nhất là

A. 7 cm.                             B. 9 cm.                             C. 6 cm.                                D. 8 cm.

Câu 13: Với cùng một ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên cùng một hệ dao động, nếu ma sát nhớt của môi trường nhỏ hơn thì giá trị cực đại của biên độ dao động cưỡng bức

A. có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

B. vẫn không đổi.

C. nhỏ hơn.

D. lớn hơn.

Câu 14: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Lò xo có chiều dài tự nhiên = 30 cm, kích thích để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s2. Chiều dài của lò xo khi vật nhỏ ở trạng thái cân bằng động là

A. 32 cm.                                               B. 28 cm.                         

C. 28 cm hoặc 32 cm.                            D. 30 cm.

Câu 15: Chọn câu đúng. Dao động duy trì

A. không chịu tác dụng của ngoại lực.

B. không nhận thêm năng lượng từ bên ngoài.

C. chịu tác dụng của ngoại lực biến đổi điều hòa.

D. có chu kì dao động là chu kì riêng của hệ.

...

---Nội dung từ câu 16 đến câu 40 và đáp án, vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 40 câu trắc nghiệm ôn tập về các loại dao động và cộng hưởng môn Vật Lý 12 năm 2020-2021 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?