PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI
Câu 561: Dạng vượn người nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất:
A. Vượn
B. Đười ươi
C. Gôrila
D. Tinh tinh
Câu 562: Dấu hiệu nào dưới đây ở người chứng tỏ quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống:
A. Cấu tạo cơ thể
B. Cơ quan thoái hoá
C. Quá trình phát triển phôi
D. Tất cả đều đúng
Câu 563: Hiện tượng lại tổ (lại giống) ở người là hiện tượng:
A. Lập lại các giai đoạn lịch sử của động vật trong quá trình phát triển phôi
B. Tái hiện một số đặc điểm của động vật do sự phát triển không bình thường của phôi
C. Tồn tại những cơ quan thoái hoá tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống
D. A và B đúng
Câu 564: Trong quá trình phát triển của phôi người,ở giai đoạn 3 tháng, phôi có đặc điểm đáng chú ý sau:
A. Còn dấu vết khe mang ở phần cổ
B. Bộ não có 5 phần rõ rệt
C. Ngón chân cái nằm đối diện với các ngón chân khác như ở vượn
D. Bán cầu não xuất hiện các khúc cuộn và các nếp nhăn
Câu 565: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của vượn người là:
A. 46
B. 48
C. 44
D. 42
Câu 566: Dạng vượn người nào dưới đây sống ở Đông Nam Á:
A. Vượn
B. Đười ươi
C. Gôrila
D. A và B đúng
Câu 567: Những điểm giống nhau giữa người và thú, chứng minh:
A. Người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi
B. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống
C. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người
D. Người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch
Câu 568: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người thể hiện ở:
I. Kích thước và trọng lượng của não
II. Số lượng nhiễm sắc thể (NST) trong bộ NST lưỡng bội
III. Kích thước và hình dạng tinh trùng
IV. Dáng đi
V. Chu kì kinh và thời gian mang thai
VI. Số đôi xương sườn
VII. Hình dạng cột sống và xương chậu
A. I, III, IV, V, VI
B. I, II, V, VII
C. III, IV, V, VII
D. III, V, VI
Câu 569: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là:
A. Ôxtralôpitec
B. Parapitec
C. Đriôpitec
D. Crômanhon
Câu 570: Dạng vượn người hoá thạch cuối cùng là:
A. Ôxtralôpitec
B. Parapitec
C. Đriôpitec
D. Crômanhon
Câu 571: Dạng vượn người hoá thạch sống ở thời kì:
A. Cuối kỉ Tam điệp
B. Cuối kỉ Giura
C. Cuối kỉ Phấn trắng
D. Cuối kỉ Thứ ba
Câu 572: Dạng vượn người hoá thạch Ôxtralôpitec được phát hiện đầu tiên ở:
A. Úc
B. Nam phi
C. Java (Inđônêxia)
D. Bắc Kinh
Câu 573: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất sống cách đây khoảng:
A. 80 vạn đến 1 triệu năm
B. Hơn 5 triệu năm
C. Khoảng 30 triệu năm
D. 5 đến 20 vạn năm
Câu 574: Đặc điểm của Ôxtralôpitec là:
A. Mình hơi khom về phía trước
B. Đã chuyển hẳn xuống đất
C. Đi bằng hai chân sau
D. Tất cả đều đúng
Câu 575: Trình tự xuất hiện các dạng vượn người hoá thạch nào dưới đây là đúng:
A. Parapitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec
B. Ôxtralôpitec, Parapitec, Đriôpitec, Prôpliôpitec
C. Đriôpitec, Ôxtralôpitec, Prôpliôpitec, Parapitec
D. Parapitec, Prôpliôpitec, Đriôpitec, Ôxtralôpitec
Câu 576: Vượn và đười ươi ngày nay phát sinh từ:
A. Ôxtralôpitec
B. Parapitec
C. Đriôpitec
D. Khỉ hoá thạch nguyên thuỷ
Câu 577: Dạng người tối cổ (người vượn) đầu tiên là:
A. Ôxtralôpitec
B. Pitecantrốp
C. Xinantrốp
D. Clômanhon
Câu 578: Hoá thạch người tới cổ đầu tiên được phát hiện ở:
A. Úc
B. Nam phi
C. Java (Inđônêxia)
D. Bắc Kinh
Câu 579: Dạng người tối cổ Pitecantrốp sống cách đây:
A. Hơn 5 triệu năm
B. Khoảng 30 triệu năm
C. 80 vạn đến 1 triệu năm
D. 5 đến 20 vạn năm
Câu 580: Đặc điểm hộp sọ nào mô tả dưới đây thuộc về Pitecantrốp:
A. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt nhô cao, xương hàm thô, chưa có lồi cằm
B. Trán rộng và thẳng, không còn gờ trên hốc mắt, hàm dưới có lồi cằm rõ
C. Trán còn thấp và vát, gờ trên hốc mắt đã mất, chưa có lồi cằm
D. Trán rộng và thẳng, gờ trên hốc mắt nhô cao, hàm dưới có lồi cằm rõ
Câu 581: Sự khác biệt giữa hộp sọ của hai loại người tối cổ Pitecantrốp và Xinantrốp là:
A. Xinantrốp không có lồi cằm
B. Pitecantrốp có gờ mày
C. Trán Xinantrốp rộng và thẳng
D. Thể tích hộp sọ của bé Pitecantrốp hơn
Câu 582: Người Xinantrốp sống cách đây:
A. 80 vạn đến 1 triệu năm
B. Khoảng 30 triệu năm
C. 5 đến 20 vạn năm
D. 50 đến 70 vạn năm
Câu 583: Đặc điểm nào sau đây của người Pitecantrốp là không đúng:
A. Tay và chân đã có cấu tạo gần giống người
B. Sống thành đàn trong các hang đó
C. Đã biết chế tạo công cụ lao động bằng đá
D. Đã có dáng đi thẳng
Câu 584: Đặc điểm nào sau đây của người tối cổ Xinantrốp là đúng:
A. Đã biết dùng lửa thông thạo
B. Che thân bằng da thú
C. Biết giữa lửa
D. Sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng
Câu 585: Hoá thạch điển hình của người cổ Nêanđectan được phát hiện đầu tiên ở:
A. Đức
B. Pháp
C. Inđônêxia
D. Nam Phi
Câu 586: Thể tích hộp sọ nào dưới đây là của người cổ Nêanđectan:
A. Khoảng 1400 cm3
B. Khoảng 1700 cm3
C. Khoảng 1200 cm3
D. Khoảng 500 cm3
Câu 587: Đặc điểm nào dưới đây không phải của người cổ Nêanđectan:
A. Công cụ lao động khá phong phú, được chế từ đá silic
B. Sống trong thời kì băng hà phát triển
C. Sống thành từng đàn trong các hang đá
D. Tiếng nói đã phát triển
Câu 588: Việc dùng lửa thông thạo được bắt đầu từ giai đoạn:
A. Người tối cổ Pitecantrốp
B. Người cổ Nêanđectan
C. Người hiện đại Crômanhon
D. Người tối cổ Xinantrốp
Câu 589: Người hiện đại Crômanhon sống cách đây:
A. 50 đến 70 vạn năm
B. 5 đến 20 vạn năm
C. 10 vạn năm
D. 3 đến 5 vạn năm
Câu 590: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về người hiện đại Crômanhon:
A. Hàm dưới có lồi cằm rõ
B. Không còn gờ trên hốc mắt
C. Răng và xương hàm giống hệt người ngày nay
D. Đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo
{-- Nội dung đề từ câu 591-600 và đáp án của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Phát sinh loài người Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !