CHUYÊN ĐỀ. TƯƠNG TÁC GEN
I. Khái niệm
- Khái niệm tương tác gen : là sự tác tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình .
- Thực chất các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình
+ Tương tác gen alen :
II. Phân loại
1. Tương tác bổ sung
Các gen không alen tác động bổ sung với nhau cho ra kiểu hình riêng biệt.
→ Khi lai F1 dị hợp về 2 cặp gen với nhau được F2 có các tỉ lệ KH: 9:6:1 ; 9:7 ; 9:3:4 ; 9:3:3:1
* Tương tác bổ sung tỉ lệ 9:7
Pt/c : hoa trắng x hoa trắng
F1 : hoa đỏ
F2 : 9/16 hoa đỏ : 7/16 trắng
Giải thích quy luật tương tác gen bổ sung
F2 : 9 + 7 = 16 tổ hợp giao tử F1 : 4 loại giao tử x 4 loại giao tử
F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb
=> Tính trạng màu sắc hoa do hai alen chi phối , tính trạng tuần theo quy luật tương tác gen.
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 9 đỏ : 7 trắng => Có mặt cả hai loại alen trội thì có màu đỏ, có một loại alen thì có màu trắng.
=> Quy ước :
A- B : màu đỏ
A- bb ; aaB- ; aabb : màu trắng
Sơ đồ lai :
P : aaBB x AAbb
F1 : AaBb
F2 : 9A - B - : 3aa B – 3A - bb : 1 aabb
9 đỏ : 7 trắng
* Tương tác bổ sung tỉ lệ 9:6:1
Pt/c : bí tròn x bí tròn
F1: 100% bí dẹt
F1X F1 : F2 : 9 bí dẹt : 6 bí tròn : 1bí dài
Giải thích quy luật tương tác gen bổ sung
Bảng lập luận tương tự như ở tỉ lệ 9:7 ; sự di truyền hình dạng quả bí bị chi phối bởi sự tương tác bổ sung, cụ thể như sau:
Quy ước: A-B- : bí dẹt
A-bb + aaB- : bí tròn
Aabb : bí dài
Sơ đồ lai :
P : aa BB x AAbb
F1 x F1 : AaBb x AaBb
F2 : 9A - B - : 3aa B – 3A - bb : 1 aabb
KH : 9 bí dẹt : 6 bí tròn : 1bí dài
* Tương tác bổ sung tỉ lệ 9:3:3:1(hình dạng mào gà)
Pt/c: Mào hình hạt đậu x Mào hình hoa hồng
F1: 100% Mào hình hạt đào
F2: 9/16 Mào hình hạt đào : 3/16 Mào hình hoa hồng : 3/16 Mào hình hạt đậu : 1/16 Mào đơn
Bảng lập luận tương tự như ở tỉ lệ 9:7 ; sự di truyền hình dạng mào gà bị chi phối bởi sự tương tác bổ sung, cụ thể như sau:
A-B-: Mào hình hạt đào
A-bb : Mào hình hoa hồng
aaB-: Mào hình hạt đậu
aabb: Mào đơn
2. Tương tác cộng gộp
- Tương tác cộng gộp có thể xảy ra giữa các gen trội alen hoặc không alen.
- Khi các alen trội thuộc 2 hoặc nhiều locut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít gọi là kiểu tương tác cộng gộp.
- Có 2 kiểu cộng gộp tích lũy và cộng gộp không tích lũy. Trong cộng gộp tích lũy vai trò của các gen trội là như nhau vì vậy số lượng gen trội càng nhiều thì tính trạng biểu hiện càng rõ.
→ Khi lai F1 dị hợp về 2 cặp gen với nhau được F2 có các tỉ lệ: 15 : 1 ; 1: 4 : 6 : 4 : 1
* Tương tác cộng gộp tỉ lệ 15:1
Pt/c Lúa mì hạt đỏ x Lúa mì hạt trắng
F1: 100% lúa mì hạt đỏ
F2: KH 15 lúa mì hạt đỏ : 1 lúa mì hạt trắng
Giải thích
Sơ đồ lai Pt/c AABB x aabb
Lúa mì hạt đỏ lúa mì hạt trắng
F1: AaBb (đỏ)
F2: có 9 kiểu gen phân theo tỉ lệ : 1:2:1:2:4:2:1:2:1
Có 2 kiểu hình: 9A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
15 lúa mì hạt đỏ : 1 lúa mì hạt trắng
3. Tương tác át chế
Hai gen không alen có vai trò khác nhau trong quá trình biểu hiện tính trạng , hoạt động của gen này át chế biểu hiện của gen kia .
→ Tuỳ thuộc vào gen át là gen trội hay gen lặn mà khi lai F1 dị hợp về 2 cặp gen với nhau được F2 có các tỉ lệ: 13:3 ;12:3:1 ; 9:3:4.
* Tương tác át chế tỉ lệ 13 : 3
Thí nghiệm: Ở gà 2 kiểu gen CCII và ccii đều xác định màu lông trắng. Màu trắng ở kiểu gen CCII là do gen C tạo màu bị gen I át đi, còn kiểu gen ccii cho kiểu hình trắng là do gen tạo màu ở trạng thái đồng hợp lặn
P: gà trắng x gà trắng
CCII x ccii
F1 CcIi (gà trắng)
F2 9 C-I- : 3ccI- : 1 ccii : 3 C-ii
13 trắng: : 3 màu
*Tương tác át chế tỉ lệ 12:3:1
Alen trội A kìm hãm sự biểu hiện của B ở locus khác. B chỉ biểu hiện ở aa. Aabb có kiểu hình khác
Thí nghiệm:
Lai bí quả màu xanh có kiêu gen AABB với bí quả trắng co kiểu gen aabb thì bí F1 AaBb có màu trắng. Lai F1 với nhau cho F2 tỷ lệ 12 trắng : 3 vàng : 1 xanh
P Bí quả trắng x Bí quả trắng
F1: AaBb (quả trắng)
F2: 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
12 quả trắng : 3 quả vàng : 1 quả xanh
* Át chế tỉ lệ 9 : 3 : 4
Kiểu gen aa cản trở sự biểu hiện của các alen locus B, gọi là át chế lặn đối với locus B
Thí nghiệm:
P: Chuột đen x Chuột trắng
AAbb x aaBB
F1: AaBb (xám nâu)
F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB : 1aabb
9 xám nâu : 3 đen : 4 trắng
III. Ý nghĩa
Làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới trong công tác lai tạo giống.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt!