TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Câu 1. Nhật Bản nằm ở vị trí nào sau đây?
A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á.
Câu 2. Quần đảo Nhật Bản trải ra theo một vòng cung dài bao nhiêu ki-lô-mét?
A. 3600km. B. 3700km. C. 3800km. D. 3900km.
Câu 3. Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là:
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 4. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là:
A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 5. Nhật Bản không phải là một đất nước có:
A. quần đảo, trải ra hình vòng cung. B. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam.
C. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ. D. giàu có tài nguyên khoáng sản.
Câu 6. Nhật Bản không phải là nước có:
A. địa hình chủ yếu là đồi núi. B. nhiều quặng đồng, than đá.
C. nhiều sông ngòi ngắn, dốc. D. đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Câu 7. Khó khăn chủ yếu nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản là:
A. bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. có nhiều núi lửa và động đất.
C. trữ lượng khoáng sản rất ít. D. nhiều đảo cách xa nhau.
Câu 8. Đất nước Nhật Bản có:
A. vùng biển rộng, đường bờ biển dài. B. đường bờ biển dài, có ít vũng vịnh.
C. ít vũng vĩnh, nhiều dòng biển nóng. D. nhiều dòng biển nóng, nhiều đảo.
Câu 9. Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên:
A. ngư trường nhiều cá. B. sóng thần dữ dội.
C. động đất thường xuyên. D. bão lớn hàng năm.
Câu 10. Gió mùa mùa đông từ lục địa Á – Âu thổi đến Nhật Bản trở nên ẩm ướt do đi qua:
A. biển Nhật Bản. B. đảo Hô-cai-đô.
C. Thái Bình Dương. D. biển Ô-khôt.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên của Nhật Bản?
A. Địa hình chủ yếu là núi. B. Có khí hậu nhiệt đới.
C. Sông ngòi ngắn, dốc. D. Đồng bằng ven biển nhỏ đẹp.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng về đồng bằng của Nhật Bản?
A. Diện tích nhỏ hẹp. B. Nằm ở chân núi.
C. Có đất từ tro núi lửa. D. Chủ yếu là châu thổ.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản?
A. Có nhiều núi lửa đang hoạt động. B. Hàng năm có nhiều trận động đất.
C. Biển có nhiều sóng thần xảy ra. D. Có nhiều bão nhiệt đới hoạt động.
Câu 14. Khó khăn chủ yếu nhất về thiên nhiên của Nhật Bản là:
A. có đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. có nhiều núi lửa, động đất ở khắp nơi.
C. trữ lượng khoáng sản không đáng kể. D. nhiều đảo lớn, đảo nhỏ cách xa nhau.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao. B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa. D. Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Nhật Bản?
A. Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. B. Phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh.
C. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới. D. Ở giữa có khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phía bắc Nhật Bản?
A. Khí hậu có tính chất ôn đới. B. Mùa đông kéo dài và lạnh.
C. Mùa hạ nóng, mưa to và bão. D. Có nhiều tuyết về mùa đông.
Câu 18. Khí hậu phía nam Nhật Bản phân biệt với phía bắc bởi:
A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. mùa hạ nóng, mưa to và bão.
C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. nhiệt độ thấp và ít mưa.
Câu 19. Đặc điểm khí hậu phía nam của Nhật Bản là:
A. mùa đông kéo dài, lạnh. B. mùa hạ nóng, mưa to và bão.
C. có nhiều tuyết về mùa đông. D. nhiệt độ thấp và ít mưa.
Câu 20. Khoáng sản nào sau đây được xem là đáng kể ở Nhật Bản?
A. Đồng. B. Chì. C. Than. D. Sắt.
Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với biển Nhật Bản?
A. Đường bờ biển dài, vùng biển rộng. B. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đảo.
C. Có ngư trường lớn với nhiều loài cá. D. Có trữ luợng dầu mỏ tương đối lớn.
Câu 22. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với thiên nhiên Nhật Bản?
1. Có nhiều đảo, quần đảo.
2. Nghèo tài nguyên khoáng sản.
3. Có khí hậu gió mùa.
4. Nhiều đồng bằng phú sa màu mỡ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Nhật Bản?
A. Đất nước là một quần đảo dài. B. Biển có nhiều ngư trường lớn.
C. Nghèo khoáng sản, giàu thiên tai. D. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 24. Nhật Bản phát triển thủy điện dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu là:
A. địa hình phần lớn là núi đồi. B. sông dốc, nhiều thác ghềnh.
C. có lượng mưa lớn trong năm. D. độ che phủ rừng khá lớn.
Câu 25. Nhật Bản ít có các nhà máy thủy điện công suất lớn là do:
A. các núi cao khá ít. B. không có sông lớn.
C. núi nằm sát biển. D. sông ngòi ít nước.
Câu 26. Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là:
A. dân số không đông. B. tập trung nhiều ở miền núi.
C. tốc độ gia tăng dân số cao. D. cơ cấu dân số già.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
A. Nhật Bản là một nước đông dân. B. Phần lớn dân ở các đô thị ven biển.
C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số cao. D. Tỉ lệ người già ngày càng lớn.
Câu 28. Từ 1950 đến 2005, dân số Nhật Bản có sự biến động theo hướng:
A. số người dưới 15 tuổi giảm nhanh. B. số dân hầu như không biến động.
C. số người từ 15 – 64 không thay đổi. D. số người 65 tuổi trở lên giảm chậm.
Câu 29. Đặc tính nào sau đây nổi bật đối với người dân Nhật Bản?
A. Tập trung nhiều vào các đô thị. B. Tinh thần trách nhiệm tập thể cao.
C. Người già ngày càng nhiều. D. Tuổi thọ dân cư ngày càng cao.
Câu 30. Biểu hiện nào sao đây nói lên người Nhật ham học?
A. Tận dụng thời gian cho công việc. B. Làm việc cần cù, tích cực.
C. Có tinh thần trách nhiệm cao. D. Chú trọng đầu tư cho giáo dục.
Đáp án trắc nghiệm chủ đề Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản Địa lí 11
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ/á | A | C | B | B | D | B | C | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đ/á | B | D | D | C | D | D | C | B | B | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đ/á | D | D | D | B | B | D | C | A | B | D |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-40 của tài liệu trắc nghiệm chủ đề Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản Địa lí 11 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: