4 DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CƠ BẢN VỀ AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AMINO AXIT
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 6,72 lít CO2, 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
A. 17,4 B. 15,2 C. 8,7 D. 9,4
Bài 2. Chất X (chứa C, H, O, N) có thành phần % theo khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 35,96%. X tác dụng với NaOH và với HCl, X có nguồn gốc từ thiên nhiên và Mx < 100.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COOH. D. H2NCH2CH(NH2) COOH.
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn a mol một aminoaxit X được 2a mol CO2, 2,5a mol nước và 0,5a mol N2. X có CTPT là:
A. C2H5NO4 B. C2H5N2O2 C. C2H5NO2 D. C4H10N2O2
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 22,25 gam alanin, sản phẩm thu được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư.
Khối lượng kết tủa tạo thành tối đa là:
A. 75gam B. 7,5 gam C. 25 gam D. 50 gam
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít N2 (đều đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. CTCT thu gọn của X là:
A. H2NCH2CH2COOH B. H2NCH2COOC3H7
C. H2NCH2COOC2H5 D. H2NCH2COOCH3
Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam một chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít khí N2 (ở đktc). Tỉ khối hơi của X so với Hiđro là 44,5. Công thức phân tử của X là:
A. C3H5O2N B. C3H7O2N. C. C2H5O2N2 D. C3H9ON2
7. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp A gồm 2 amino axit no là đổng đẳng kế tiếp có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 0,25 mol CO2. CTPT của 2 aminoaxit là
A. C2H5NO2, C3H7NO2 B. C2H5NO2, C4H9NO2
C. C2H5NO2, C5H11NO2 D. C3H7NO2, C4H9NO2
Bài 8. Aminoaxit X có công thức CxHyO2N. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch NaOH đặc thấy khối lượng bình tăng thêm 25,7 gam. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Bài 9. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol α-aminoaxit A no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 0,4 mol CO2. Công thức cấu tạo của A là:
A. H2NCH2COOH B. H2NCH(CH3)COOH
C. H2NCH2CH2CH2COOH D. H2NCH2CH2COOH
Bài 10. Đốt cháy 9 gam hỗn hợp A gồm 2 aminoaxit no là đồng đẳng kế tiếp có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thì thu được 7,84 lít CO2 (đktc) (biết tỉ khối hơi của A so với H2 = 45). CTPT của 2 aminoaxit
là
A. C2H5NO2, C3H7NO2 B. C2H5NO2, C4H9NO2
C. C2H5NO2, C5H11NO2 D. C3H7NO2, C4H9NO2
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 30 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C | 2A | 3C | 4A | 5D | 6B | 7A | 8C | 9A | 10C |
11C | 12B | 13B | 14A | 15D | 16A | 17B | 18D | 19B | 20A |
21A | 22A | 23A | 24D | 25C | 26B | 27B | 28C | 29B | 30C |
DẠNG 2: BÀI TẬP AMINO AXIT PHẢN ỨNG VỚI AXIT/BAZƠ
Bài 1. X là một a-aminoaxit có công thức tổng quát dạng H2N-R-COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là?
A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH3 CH2CH(NH2)COOH.
Bài 2. Cho 11,25 gam glyxin phản ứng với lượng dư dung dịch HCl. Khối lượng muối tạo thành là:
A. 16,725 gam. B. 16,575 gam. C. 16,275 gam. D. 16,755 gam.
Bài 3. Cho hỗn hợp gồm 8,9 gam alanin và 23,4 gam valin phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là:
A. 1. B. 2. C. 1,5. D. 2,5.
Bài 4. Cho 0,1 mol lysin tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 30,65 gam. B. 22,65 gam. C. 34,25 gam. D. 26,25 gam.
Bài 5. Trung hòa hết 22,25 gam một aminoaxit X chỉ chứa 1 nhóm -COOH trong phân tử bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 27,75 gam chất rắn. CTPT của X là:
A. C3H7NO2. B. C2H5NO2. C. C3H8N2O2. D. C4H9NO2.
Bài 6. Aminoaxit Y chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2 cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205g muối khan. Tìm công thức phân tử của Y.
A. C5H12N2O2. B. C5H10N2O2. C. C4H10N2O2. D. C6H14N2O2.
Bài 7. Cho 44,1 gam axit glutamin phản ứng với dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng tạo thành số gam muối là:
A. 57,3 gam. B. 50,7 gam. C. 55,05 gam. D. 64,8 gam.
Bài 8. Cho 200 ml dung dịch X gồm glyxin 0,5M và alanin 1M phản ứng với 500 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Thể tích dung dịch HCl 2M cần thiết để trung hòa dung dịch Y là:
A. 200 ml. B. 100 ml. C. 150 ml. D. 300 ml.
Bài 9. Để phản ứng hết với m gam lysin cần 100 ml dung dịch NaOH 2M. Cũng lượng lysin trên phản ứng với tối đa V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 300 ml. B. 200 ml. C. 400 ml. D. 500 ml.
Bài 10. Cho m gam axit glutamic phản ứng hết với 250 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 42,2 gam chất rắn. Tính m?
A. 58,8 gam. B. 32,48 gam. C. 29,4 gam. D. 35,6 gam.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 27 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C | 2A | 3C | 4A | 5A | 6A | 7A | 8B | 9C | 10C |
11A | 12B | 13A | 14C | 15D | 16A | 17C | 18A | 19C | 20B |
21C | 22C | 23C | 24B | 25A | 26B | 27D |
|
|
|
DẠNG 3: CÁC BÀI TẬP CỦA HỢP CHẤT CXHYNO2
Bài 1. Hợp chất X mạch hở có CTPT là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 8,2 B. 10,8 C.9,4 D.9,6
Bài 2. Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có CTPT C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 1,64 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là
A. CH3CH2COONH4 B. CH3COONH3CH3 C. HCOONH2(CH3)2 D. HCOONH3CH2CH3
Bài 3. Cho 32,25 gam một hỗn hợp muối có công thức phân tử là CH7O4NS tác dụng hết với 750 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng thấy thoát ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và thu được dung dịch X chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 50,0 B. 45,5 C. 35,5 D. 30,0
Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 1 chất hữu cơ X thu được 1,344 lít CO2; 0,168 lít N2 (đktc) và 1,485 gam H2O. Khi cho X tác dụng với NaOH thu được một sản phẩm là CH3COONA. CTCT thu gọn của X là:
A. CH3COONH3CH2CH3 B. CH3COOCH(NH2)CH3
C. CH2(NH2)-CH2COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH
Bài 5. Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 3,1 gam X tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 1,12 lít (đktc) khí Y làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 3,35. B. 4,05. C.4,3. D.4,35
Bài 6. Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C3H10O4N2. X phản ứng với NaOH vừa đủ, đun nóng cho sản phẩm gồm hai chất khí đều làm xanh quỳ ẩm có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc) và một dung dịch chứa mg muối của một axit hữu cơ. Giá trị m là
A. 6,7. B. 13,4. C. 6,9. D. 13,8.
Bài 7. Cho 0,1 mol chất hữu cơ X có CTPT C2H8O3N2 tác dụng với 0,3 mol NaOH, đun nóng thu được chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 5,7 B. 16,5 C. 15 D. 21,8
Bài 8. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng vừa đù với dung dịch
NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm), tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9 gam B. 14,3 gam C. 16,5 gam D. 15,7 gam
Bài 9. Cho 9,1 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 10,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5COONH4 B. CH3COONH3CH3 C. CH3CH(NH2)COOH D. HCOONH3C2H5
Bài 10. Cho 15,4 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7NO2 tác dụng hết với 150 ml dung dịch NaOH 2 M và đun nóng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với He bằng A. Cô cạn dung dịch Y thu được 18,3 g chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 6,875 B. 13,75 C. 8,6 D. 8,825
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 22 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C | 2B | 3B | 4A | 5D | 6A | 7B | 8B | 9B | 10A | 11A | 12B |
13B | 14B | 15C | 16C | 17C | 18C | 19C | 20D | 21D | 22B |
|
|
DẠNG 4: BÀI TẬP LÝ THUYẾT
Bài 1. Chất nào sau đây vừa tác dụng được H2NCH2COOH với vừa tác dụng với CH3NH2?
A. NaCl B. HCl C. CH-OH3 D. NaOH
Bài 2. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
A. 85 B. 68 C. 45 D. 46
Bài 3. Hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch X, Y, Z, T được ghi lại như sau
X | Y | Z | T | |
Quỳ tím | Hóa xanh | Không đổi màu | Không đổi màu | Hóa đỏ |
Nước brom | Không có kết tủa | Kết tủa trắng | Không có kết tủa | Không có kết tủa |
A. Glyxin, Anilin, Axit glucozo, Metylamin
B. Anilin, Glyxin, Metylamin, Axit glutamic
C. Axit glutamic, Metylamin, Anilin, Glyxin
D. Metylamin, Anilin, Glyxin, Axit glutamic
Bài 4. Cho các chất có CTPT như sau:
\(C{H_2}{O_2},\,C{H_2}{O_3},\,{C_2}{H_2},\,Ca{C_2},\,{C_2}{H_5}N{O_2},\,C{H_5}N{O_3},\,{C_2}{H_7}{O_3}N,\,{C_2}{H_8}{N_2}{O_3},\,C{H_4}{N_2}O,\,C{H_8}{N_2}{O_3}\)
Số các chất là chất hữu cơ là :
A. 6 B. 5 C. 4 D. 8
Bài 5. Chất nào sau đây có khối lượng mol phân tử lớn nhất?
A. Glyxin B. Lysin C. Axit glutamic D. Alanin
Bài 6. Cho các dãy chuyển hóa \(Glyxin\,( + NaOH) \to {X_1}( + HCl\,du) \to {X_2}\)
vậy X2 là
A. H2NCH2COOH2 B. H2NCH2COONa C. ClH3NCH2COONa D. ClH3NCH2COOH
Bài 7. Các chất X, Y, Z có cùng CTPT C2H5O2N . X tác dụng được cả với HCl và Na2O. Y tác dụng được với H mới sinh tạo ra Y1 , Y1 tác dụng với H2SO4 tạo ra muối Y. Y2 tác dụng với NaOH tái tạo lại
Y1, Z tác dụng với NaOH tạo ra một muối và khí NH3. CTCT đúng của X, Y, Z là
A. \(X(HCOOC{H_2}N{H_2}),\,Y(C{H_3}COON{H_4}),\,Z(C{H_2}N{H_2}COOH)\)
B. \(X(C{H_3}COON{H_4}),\,Y(HCOOC{H_2}N{H_2}),\,Z(C{H_2}N{H_2}COOH)\)
C. \(X(C{H_3}COON{H_4}),\,Y(C{H_2}N{H_2}COOH),\,Z(HCOOC{H_2}N{H_2})\)
D. \(X(C{H_2}N{H_2}COOH),\,Y(C{H_3}C{H_2}N{O_2}),\,Z(C{H_3}COON{H_4})\)
Bài 8. Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của aminoaxit (T), dãy gồm các hợp chất đều phản ứng với NaOH và dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z, T B. X, Y, T C. X, Y, Z D. Y, Z, T
Bài 9. Chất nào sau đâỵ đồng thời tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH
A. \({C_2}{H_3}COO{C_2}{H_5}\)
B. \(C{H_3}COON{H_4}\)
C. \(C{H_3}CH(N{H_2})COOH\)
D. Cả A, B, C
Bài 10. Một hợp chất hữu cơ X có CTPT . Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phẩn hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A. \(HCOON{H_3}C{H_2}C{H_2}N{O_2}\)
B. \(HOC{H_2}C{H_2}COONH\)
C. \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}N{H_3}N{O_3}\)
D. \({H_2}NCH(OH)CH(N{H_2})COOH\)
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 11 đến câu 20 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1B | 2C | 3D | 4A | 5C | 6D | 7D | 8B | 9D | 10C |
11A | 12B | 13C | 14A | 15B | 16A | 17D | 19D | 19C | 20A |
Trên đây là trích đoạn nội dung 4 Dạng bài tập trắc nghiệm cơ bản về Amino axit môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!