38 Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12 có đáp án

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP PHẦN  SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 611. Sự cách ly tự nhiên giữa các cá thể cùng loài có ý nghĩa:

      A. Giảm bớt sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở                   

      B. Ngăn ngừa sự gia tăng số lượng cá thể

      C. Ngăn ngừa sự cạn kiệt về thức ăn, giảm bớt sự ô nhiễm về mặt sinh học  

      D. Tất cả đều đúng

Câu 612. Quan hệ hội sinh là:

      A. hai loài cùng sống với nhau một loài có lợi, một loài không bị ảnh hưởng gì

      B. hai loài cùng sống với nhau và cùng có lợi

      C. hai loài sống với nhau gây hiện tượng ức chế sự phát triển lẫn nhau

      D. hai loài cùng sống với nhau gây ảnh hưởng cho các loài khác

Câu 613. Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là

      A. nhiệt độ                 B. ánh sáng                C. di truyền               D. di truyền và môi trường

Câu 614. Theo quan điểm sinh thái học, quần thể được phân làm các loại là:

    A. quần thể địa lý, quần thể sinh thái và quần thể di truyền                         

    B. quần thể hình thái, quần thể địa lý và quần thể sinh thái

    C. quần thể dưới loài, quần thể địa lý và quần thể sinh thái                          

    D. quần thể địa lý, quần thể dưới loài và quần thể hình thái

Câu 615. Ý nghĩa của sự phát tán hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:

      A. tránh sự giao phối cùng huyết thống, điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

      B. phân bố lại cá thể trong các quần thể cho phù hợp với nguồn sống

      C. giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh                   

      D. tất cả các ý nghĩa trên

Câu 616. Có 3 loại diễn thế sinh thái là:

      A. diễn thế trên cạn, diễn thế dưới nước và diễn thế ở môi trường trống

      B. diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế phân huỷ

      C. diễn thế trên cạn, diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh

      D. diễn thế nguyên sinh, diễn thế thứ sinh và diễn thế dưới nước

Câu 617. Cho sơ đồ lưới thức ăn:

            Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có thể là:

      A. cáo, hổ, mèo rừng                                    B. cáo, mèo rừng           

      C. dê, thỏ, gà                                                 D. dê, thỏ, gà, mèo rừng, cáo     

Câu 618. Hiệu suất sinh thái là:

      A. khả năng chuyển hoá năng lượng của hệ sinh thái

      B. tỷ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái

      C. mức độ thất thoát năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái

      D. khả năng tích luỹ năng lượng của các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn của hệ sinh thái

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép, người ta vẽ được biểu đồ sau đây:

Sử dụng biểu đồ trên trả lời các câu hỏi 619, 620, 621, 622, 623

Câu 619. Số (1) trong biểu đồ biểu thị:

A. biên độ nhiệt độ môi trường tác động lên sự phát triển của cá chép.   

B. tổng nhiệt hữu hiệu của cá chép.               

C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép (giới hạn chịu đựng).

D. tất cả đều đúng

Câu 620. Số (2) biểu thị:

A. mật độ của cá chép.        

B. mức độ phát triển thuận lợi của cá chép.

C. tốc độ sinh sản của cá chép.           

D. khả năng chịu nhiệt của cá chép.

Câu 621. (3), (4) và (5) lần lượt là:

A. giới hạn trên, giới hạn dưới, điểm cực thuận        

B. giới hạn trên, điểm cực thuận, giới hạn dưới

C. giới hạn dưới, giới hạn trên, điểm cực thuận        

D. giới hạn dưới, điểm cực thuận, giới hạn trên

Đáp án từ câu 611-621 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12

611

D

612

A

613

D

614

C

615

D

616

B

617

A

618

B

619

C

620

B

621

D

 

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 622- 632 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 633. Các dạng biến động của quần thể là:

A. Biến động do môi trường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm

B. Biến động theo mùa, biến động do con người và biến động theo chu kỳ nhiều năm

C. Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động theo chu kỳ nhiều năm

D. Biến động do sự cố bất thường, biến động theo mùa và biến động do con người

Câu 634. Chiều dài của chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn thường ngắn (ít hơn 5 mắt xích thức ăn), vì:

A. quần thể của động vật ăn thịt bậc cao nhất thường rất lớn

B. chỉ có khoảng 10% năng lượng trong mắt xích thức ăn biến đổi thành chất hữu cơ trong bậc dinh dưỡng kế tiếp.

C. sinh vật sản xuất đôi khi là khó tiêu hoá

D. mùa đông là quá dài và nhiệt độ thấp làm hạn chế năng lượng sơ cấp

Câu 635. Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là:

A. sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong

B. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao

C. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao

D. do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp

Câu 636. Quần xã là:

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất.            

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một khu vực có liên hệ dinh dưỡng với nhau.

      C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau.Các quần thể đó phải có mối quan hệ tương hỗ và gắn bó nhau như một thể thống nhất trong một sinh cảnh.

      D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 637. Vùng đệm giữa các quần xã sinh vật là:

A. vùng tập trung nhiều cá thể nhất so với các quần xã đó

B. vùng tập trung một loài có số lượng cá thể cao nhất của các quần xã đó

C. vùng có điều kiện sống đầy đủ và ổn định nhất cho các quần xã đó               

D. vùng có các loài sinh vật của cả hai quần xã kế tiếp nhau

Câu 638. Hiện tượng khống chế sinh học là:

A. sản phẩm bài tiết của quần thể này gây ức chế sự phát triển của quần thể khác

B. sản phẩm bài tiết của quần thể này làm giảm tỷ lệ sinh sản của quần thể khác

C. sự tăng số lượng cá thể của quần thể này làm tăng số lượng cá thể của quần thể khác

D. số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm

Câu 639. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là:

A. tác động của ngoại cảnh lên quần xã         B. tác động của quần xã đến ngoại cảnh

C. chính tác động của con người                     D. tất cả các phương án trên

Câu 640. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh :           

A. cấu trúc tuổi của quần thể

B. kiểu phân bố cá thể của quần thể

C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể

D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Đáp án từ câu 633-640 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12

633

C

634

B

635

A

636

D

637

D

638

D

639

D

640

D

 

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 641- 648 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 38 Bài tập trắc nghiệm ôn tập phần Sinh thái học Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?