BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ NHÂN ĐÔI ADN
Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin mã hoá chuỗi pôlipeptit hay phân tử ARN.
B. mang thông tin di truyền của các loài.
C. mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. chứa các bộ ba di truyền cho loài.
Câu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn là bởi vì enzim ADN pôlimeraza
A. chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. B. chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C. chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’ → 5’. D. chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→ 3’.
Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG; mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 4: Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục. B. vùng mã hoá không liên tục.
C. cả exôn và intron. D. các đoạn intron.
Câu 5: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 6: Mã di truyền có bản chất là
A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
B. trình tự sắp xếp các axit amin đựơc mã hoá trong gen dưới dạng các bộ ba.
C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một loại axit amin.
D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin trong quá trình dịch mã.
Câu 7: Vùng kết thúc của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
C. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
D. mang thông tin mã hoá các axit amin.
Câu 8: Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là
A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
B. mỗi mã di truyền có thể mã hóa đòng thời nhiều axit amin.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.
Câu 9: Mã di truyền có tính phổ biến, nghĩa là
A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ.
Câu 10: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc nào dưới đây?
A. Bổ sung và gián đoạn. B. Bán bảo toàn và gián đoạn.
C. Bổ sung và bảo toàn. D. Bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 11: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự nào sau đây?
A. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.
B. Vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
C. Vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.
D. Vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 12: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử prôtêin do nó quy định tổng hợp?
A. Vùng kết thúc. B. Vùng điều hòa. C. Vùng mã hóa. D. Cả ba vùng của gen.
Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
A. ADN giraza. B. ADN pôlimeraza. C. hêlicaza. D. ADN ligaza.
Câu 14: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là
A. UGU, UAA, UAG. B. UUG, UGA, UAG.
C. UAG, UAA, UGA. D. UUG, UAA, UGA.
Câu 15: Intron là
A. đoạn gen không mã hóa axit amin. B. đoạn gen mã hóa axit amin.
C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn. D. đoạn gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 16: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 17: Vùng mã hoá của gen là vùng
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.
B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin.
D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc.
Câu 18: Gen phân mảnh là gen
A. chỉ có êxôn. B. có vùng mã hoá liên tục.
C. có vùng mã hoá không liên tục. D. chỉ có đoạn intron.
Câu 19: Mục đích của quá trình nhân đôi của phân tử ADN là
A. truyền thông tin di truyền của tế bào cho thế hệ sau.
B. truyền thông tin di truyền của gen và biểu hiện thành tính trạng,
C. làm biến đổi thông tin di truyền qua các thế hệ.
D. bảo quản thông tin di truyền ổn định trong nhân tế bào.
Câu 20: Quá trình tự sao của phân tử ADN không cần loại enzim nào sau đây?
A. Enzim tháo xoắn. B. Enzim ADN pôlimeraza.
C. Enzim nối các đoạn mồi. D. Enzim cắt giới hạn.
ĐÁP ÁN
1A | 2-A | 3-D | 4-A | 5-C | 6-A | 7-B | 8-A | 9-A | 10-B |
11-B | 12-C | 13-D | 14-C | 15-A | 16-B | 17-C | 18-C | 19-A | 20-D |
{-- Nội dung từ câu 21-36 và đáp án của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập lý thuyết về gen, mã di truyền và nhân đôi ADN Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Phương pháp giải dạng bài tập tính số liên kết hóa học trong cấu trúc của gen Sinh học 12
- Các dạng toán về Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền phần 1 - ADN và tự nhân đôi ADN Sinh học 12
Chúc các em học tập tốt !