PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN
1. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
Dạng 1: THAY ĐỔI LIÊN KẾT HIĐRÔ
- Mất một liên kiết Hiđrô
+ Mất 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm 2.
+ Mất 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô giảm 3 .
- Thêm một liên kết Hiđrô
+ Thêm 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô tăng 2.
+ Thêm 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 3.
- Thay một liên kết Hiđrô
+ Thay 1 (A – T) bằng 1 (G – X) : Số liên kết hiđrô tăng 1.
+ Thay 1 (G – X) bằng 1 (A – T) : Số liên kết hiđrô giảm1.
+ Gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X
+ Sơ đồ: A – T ¦ A – 5-BU ¦ 5-BU – G ¦ G – X
+ Gây đột biến thay thế cặp G –X bằng cặp T –A hoặc X – G
+ Sơ đồ: G – X ¦ EMS – G ¦ T (X) – EMS ¦ T – A hoặc X – G
Dạng 2 : LIÊN QUAN ĐẾN CHIỀU DÀI GEN
a) Chiều dài không thay đổi (Thay số cặp nucleotit bằng nhau)
b) Chiều dài thay đổi:
– Mất: Gen đột biến ngắn hơn gen ban đầu.
– Thêm: Gen đột biến dài hơn gen ban đầu.
– Thay cặp nucleotit không bằng nhau.
Dạng 3 : LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TỬ PROTÊIN:
a) Mất hoặc thêm (Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi từ axít amin có nuclêôtit bị mất hoặc thêm).
b) Thay thế:
– Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu cùng mã hóa 1 axít amin thì phân tử prôtêin sẽ không thay đổi.
– Nếu bộ ba đột biến và bộ ba ban đầu mã hóa aa khác nhau thì phân tử protein có 1 aa thay đổi.
-----------Còn tiếp---------
2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI
Dạng 1. Xác định dạng đột biến liên quan tới số liên kết hyđrô và axit amin
* Lưu ý:
– Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô, số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.
– Đột biến gen không thay chiều dài nhưng
+ Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng A-T thay bằng G-X.
+ Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng G-X thay bằng A-T.
– Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết thúc dịch mã.
– Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3: AUG, UAG, UGA, UAA => Thay đổi axit amin.
Dạng 2. Bài tập đột biến gen, xác định số nuclêôtit, số liên kết hiđrô …
Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền.
3. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1. Gen A dài 4080 Ao, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a.
Hướng dẫn
– Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác
NA = 4080×2/3.4 = 2400.
A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 – 720×2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5.
– Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng G-X.
– Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1
=> Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481.
=> Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719×2 + 481×3 = 1438 + 1443 = 2881.
Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hyđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b.
Hướng dẫn
– Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X.
– Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3×390)/2 = 250.
Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391.
{-- Nội dung đầy đủ của tài liệu Phương pháp giải bài tập về đột biến gen Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !