30 câu trắc nghiệm Ôn tập về sự phóng xạ môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021 có đáp án

30 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ SỰ PHÓNG XẠ CỦA NGUYÊN TỬ CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Ban đầu có N0 hạt nhân của một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có chu kì bán rã T. Sau khoảng thời gian t = 0,5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất này là

\(\begin{array}{l} A.{N_o}/2\\ B.{N_o}/\sqrt 2 \\ C.{N_o}/4\\ D.{N_o}\sqrt 2 \end{array}\)

Câu 2: Chất phóng xạ pôlôni \({}_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành chì  \({}_{82}^{206}Pb\). Cho chu kì bán rã của  \({}_{84}^{210}Po\) là 138 ngày đêm. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3 . Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là

A. 1/15                              B. 1/16

C. 1/9                                D. 1/25

Câu 3: Hạt nhân urani  \({}_{92}^{238}U\) sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì \({}_{82}^{206}Pb\) . Chu kì bán rã của  \({}_{92}^{238}U\) biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.10năm. Khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân \({}_{92}^{238}U\)  và 6,239.1018 hạt nhân  \({}_{82}^{206}Pb\). Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của  \({}_{92}^{238}U\). Tuổi của khối đá khi được phát hiện là

A. 3,3.10năm.                 

B. 6,3.10năm.

C. 3,5.10năm.                 

D. 2,5.106 năm.

Câu 4: Hiện nay urani tự nhiên chứa hai đồng vị phóng xạ 235U và 238U, với tỉ lệ số hạt 235U và số hạt 238U là 7/1000 . Biết chu kì bán rã của 235U và 238U lần lượt là 7,00.108 năm và 4,50.109 năm. Cách đây bao nhiêu năm, urani tự nhiên có tỷ lệ số hạt 235U và số hạt 238U là 3/100 ?

A. 2,74 tỉ năm.    

B. 1,74 tỉ năm.

C. 2,22 tỉ năm.    

D. 3,15 tỉ năm.

Câu 5: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

A. 15/16 N0                                  B. 1/16 N0

C. 1/4 N0                                      D. 1/8 N0

Câu 6: Một lượng chất phóng xạ sau 12 năm thì còn lại 1/16 khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của chất đó là

A. 3 năm                                      B. 4,5 năm

C. 9 năm                                      D. 48 năm

Câu 7: Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu?

A. 25%.                                        B. 75%.    

C. 12,5%.                                     D. 87,5%.

Câu 8: Xét phản ứng:

\({}_{90}^{232}Th \to {}_{82}^{208}Pb + x{}_2^4He + y{}_{ - 1}^0{\beta ^ - }\)

Chất phóng xạ  \({}_{90}^{232}Th\) có chu kỳ bán rã là T. Sau thời gian t = 2T thì tỷ số số hạt α và số nguyên tử  \({}_{90}^{232}Th\) còn lại là:

A. 18                                            B. 3

C.12                                            D. 1/12

Câu 9: Sau thời gian t, độ phóng xạ của một chất phóng xạ β- giảm 128 lần. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là

A. 128t                                         B. t/128

C. t/7                                           D. \(\sqrt {128} t\)

Câu 10: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm t1 tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm t2 = t1 + 2T thì tỉ lệ đó là

A. k + 4.                                       B. 4k/3.

C. 4k + 3.                                     D. 4k.

Câu 11: Độ phóng xạ của một tượng gỗ bằng 0,8 lần độ phóng xạ của mẫu gỗ cùng loại cùng khối lượng vừa mới chặt. Biết chu kì của 14C là 5600 năm. Tuổi của tượng gỗ đó là:

A. 1900 năm                                B. 2016 năm

C. 1802 năm                                D. 1890 năm

Câu 12: Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kỳ bán rã của chất đó là

A. 2 giờ.                                      B. 3 giờ.

C. 4 giờ.                                      D. 8 giờ.

Câu 13: Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Sau 9 giờ kể từ thời điểm ban đầu, có 87,5% số hạt nhân của đồng vị này đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị này là

A. 24 giờ.                                    B. 3 giờ.

C. 30 giờ.                                    D. 47 giờ.

Câu 14: Ban đầu có N0 hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Tính từ lúc ban đầu, trong khoảng thời gian 10 ngày có 3/4 số hạt nhân của đồng vị phóng xạ đó đã bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ này là

A. 20 ngày.                                  B. 7,5 ngày.

C. 5 ngày.                                    D. 2,5 ngày.

Câu 15: Gọi τ là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi bốn lần. Sau thời gian 2τ số hạt nhân còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu?

A. 25,25%.                                   B. 93,75%.

C. 6,25%.                                    D. 13,5%.

Đáp án

1.B 2.A 3.A 4.B 5.B 6.A 7.C 8.A 9.C 10.C

11.C 12.A 13.B 14.C 15.C 16.A 17.D 18.B 19.B 20.A

21.B 22.A 23.A 24.B 25.B 26.C 27.A 28.A 29.A 30.A

---(Để xem tiếp nội dung đề từ câu 16-30 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 câu trắc nghiệm Ôn tập về sự phóng xạ môn Vật Lý lớp 12 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?