Chuyên đề Viết phương trình phản ứng hạt nhân môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021

CHUYÊN ĐỀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Sử dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối để viết phương trình.

Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A) A1 + A2 = A3 + A4

Định luật bảo toàn điện tích (nguyên tử số Z) Z1 + Z= Z+ Z4

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1: Trong phản ứng sau đây :

\(n + {}_{92}^{235}U \to {}_{42}^{95}Mo + {}_{57}^{139}La + 2X + 7{\beta ^ - }\)

Hạt X là

A. Electron         

B. Proton         

C. Hêli         

D. Nơtron

Giải

Ta phải xác định được điện tích và số khối của các tia và hạt còn lại trong phản ứng:

\({}_0^1n;{}_{ - 1}^0{p^ - }\)

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối ta được : 2 hạt X có

2Z = 0 + 92 – 42 – 57 – 7.(-1) = 0

2A = 1 + 235 – 95 – 139 – 7.0 = 2.

Vậy suy ra X có Z = 0 và A = 1.

Đó là hạt nơtron .

- Chọn D

Ví dụ 2: Sau bao nhiêu lần phóng xạ α và bao nhiêu lần phóng xạ β thì hạt nhân  \({}_{90}^{232}Th\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{82}^{208}Pb\) ?

A. 4 lần phóng xạ α ; 6 lần phóng xạ β         

B. 6 lần phóng xạ α ; 8 lần phóng xạ β

C. 8 lần phóng xạ ; 6 lần phóng xạ β         

D. 6 lần phóng xạ α ; 4 lần phóng xạ β

Giải

- Theo đề ta có quá trình phản ứng:

\({}_{90}^{232}Th \to {}_{82}^{208}Pb + x{}_2^4He + y{}_{ - 1}^0{\beta ^ - }\)

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối , ta được :

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} 4x + 0y = 232 - 208 = 24\\ 2x + ( - 1)y = 90 - 82 = 8 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 6\\ 2x - y = 8 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 6\\ y = 4 \end{array} \right. \end{array}\)

Vậy có 6 hạt α và 4 hạt β– 

- Chọn đáp án D.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho phản ứng hạt nhân:

\({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{38}^{94}Sr + X + 2{}_0^1n\)

Hạt nhân X có cấu tạo gồm:

A. 54 prôtôn và 86 nơtron.

B. 54 prôtôn và 140 nơtron.

C. 86 prôtôn và 140 nơtron.

D. 86 prôton và 54 nơtron.

Câu 2: Trong dãy phân rã phóng xạ \({}_{92}^{235}X \to {}_{82}^{94}Y\) có bao nhiêu hạt α và β được phát ra?

A. 3α và 7β.    

B. 4α và 7β.

C. 4α và 8β.    

D. 7α và 4β

Câu 3: Kết quả nào sau đây là khi nói về khi nói về định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích?

A. A1 + A2 = A3 + A4.

B. Z1 + Z2 = Z+ Z4.

C. A1 + A2 + A3 + A4 = 0

D. A hoặc B hoặc C đúng.

Câu 4: Cho phản ứng hạt nhân \({}_9^{19}F + p \to {}_8^{16}O + X\), hạt nhân X là hạt nào sau đây?

A. α;                                  B. β-;    

C. β+;                                 D. n.

Câu 5: Cho phản ứng hạt nhân  \({}_{12}^{25}Mg + X \to {}_{11}^{22}Na + \alpha \), hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây?

\(\begin{array}{l} A.\,\,\,\alpha \\ B.\,\,\,{}_1^2D\\ C.\,\,\,{}_1^3T\\ \underline D .\,\,\,{}_2^4He \end{array}\)

...

---Để xem đầy đủ nội dung phần Bài tập trắc nghiệm, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Tài liệu Chuyên đề Viết phương trình phản ứng hạt nhân môn Lý 12 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?