3 DẠNG TOÁN QUAN TRỌNG VỀ CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN -
ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ.
1. Dạng 1: Tính Công Của Lực Điện
Bài 1: Một eletron di chuyển được quãng đường 1cm, dọc theo đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trường trong một điện trường đều có cường độ điện trừơng 1000V/m. Công của lực điện trường có giá trị bằng bao nhiêu?
Bài 2: Khi một điện tích q di chuyển trong điện trường đều từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J thì thếa năng của nó tại B là bao nhiêu?
Bài 3: Hai tấm kim loại phẳng rộng đặt song song, cách nhau 2cm, được nhiễm điện trái dấu và có độ lớn bằng nhau. Muốn điện tích q = 5.10-10c di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9J. Hãy xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm đó. Biết điện trường này là đều và có đường sức vuông góc với các tấm.
Bài 4: Một điện tích q=10-8C dịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 20cm đặt trong điện trường đều \(\overrightarrow E \) cùng hướng với \(\overrightarrow {BC} \) và E = 3000V/m. Công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển điện tích q theo cạnh AB bằng bao nhiêu?
Bài 5: Một điện tích qdịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 20cm đặt trong điện trường đều \(\overrightarrow E \) cùng hướng với \(\overrightarrow {BC} \) và E = 3000V/m. Công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển điện tích q theo cạnh AC bằng -6.10-6J. Tính q?
Bài 6: Một điện tích q = 1,5.10-8C dịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 10cm đặt trong điện trường đều \(\overrightarrow E \) cùng hướng với \(\overrightarrow {BC} \) . Công của lực điện trường thực hiện khi dịch chuyển điện tích q theo cạnh CB bằng -6.10-6J. Tính E?
Bài 7: Khi một điện tích q = 6µC, di chuyển dọc theo hướng đường sức từ M đến N trong điện trường E = 5000V/m thì lực điện thực hiện một công A = 1,2mJ. Tính khoảng cách giữa hai điểm M và N?
Bài 8: Một e di chuyển một đoạn 0,6 cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của 1 điện trường đều thì lực điện sinh công 9,6.10-18J
1) Tính công mà lực điện sinh ra khi e di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên?
2) Tính vận tốc của e khi nó tới P. Biết vận tốc của e tại M bằng không
Bài 9: Điện tích q = 10-8 C di chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 10cm trong điện trường đều, cường độ điện trường là E = 300V/m. \(\overrightarrow E \) // BC. Tính công của lực điện trường khi q di chuyển trên mỗi cạnh của tam giác.
Bài 10: Một diện tích q chuyển động ngược chiều dọc theo đường sức của điện trường đều, có cường độ điện trường 2,5.104(V/m). Công thực hiện 5.10-4(J). Khoảng cách giữa hai điểm trong điện trường bằng 2cm. Tính giá trị của điện tích q?
2. Dạng 2: Điện Thế – Hiệu Điện Thế
Bài 11: Thế năng của một điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19J. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu? Biết điện tích của vật đặt vào điểm đó bằng -1,6.10-19(C)
Bài 13: Một e bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điển thế UMN = 100V. Công mà lực điện sinh ra là bao nhiêu?
Bài 14: Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6J. Hỏi hđt UMN có giá trị bao nhiêu?
Bài 15: Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D trong điện trường là UCD = 200V. Tính:
a. Công của điện trường di chuyển proton từ C đến D
b. Công của lực điện trường di chuyển electron từ C đến D.
Bài 16: Tính công mà lực điện tác dụng lên một electron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N. cho UMN =50V.
Bài 17: Có hai bản kim loại phẳng đặt song song cánh nhau 1cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120V. Hỏi điện thế tại điểm M trong khoảng giữa hai bản, cách bản âm 0,6cm là bao nhiêu? Mốc điện thế ở bản âm
Bài 18: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (µC) từ M đến N là bao nhiêu?
Bài 19: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là bao nhiêu.
Bài 20: Một điện tích q = 1 (µC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Tính hiệu điện thế giữa hai điểm A, B.
3. Dạng 3: Khảo Sát Chuyển Động Của Các Điện Tích Trong Điện Trường Đều.
Bài 1:Trong đèn hình của máy thu hình, các e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 2500V. Hỏi khi e đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu? Vận tốc ban đầu của e nhỏ không đáng kể. Cho me= 9,1.10-31kg, qe = - 1,6.10-19C.
Bài 2: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khỏang cách giữa hai bản là 1cm. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương. Cho e = -1,6.10-19C, me = 9,1.10-31kg.
Bài 3: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100V/m. Vận tốc ban đầu của electroon bằng 300km/s. Hỏi nó chuyển động được quãng đường bằng bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không? Cho biết me = 9,1.10-31kg.
Bài 4: Một prôton bắt đầu chuyển động dọc theo chiều đường sức điện trường của một tụ điện phẳng, cường độ điện trường E = 6000V/m. Prôton sẽ có vận tốc là bao nhiêu sau khi dịch chuyển được một quãng đường 1.5cm( cho mp = 1,67.10-27Kg và q = 1,6.10-19C)
Bài 5: Một electron bay vào trong một điện trường đều của một tụ điện phẳng theo hướng của đường sức và trên đoạn đường dài 1cm. Vận tốc của nó giảm từ 2,5m/s đến 0. Xác định cường độ điện trường E giữa hai bản kim loại của tụ điện?
Bài 6: Một electron bay từ bản âm sang bản dương của một tụ điện phẳng. Điện trường trong khoảng hai bản tụ có cường độ E=6.104V/m. Khoảng cách giữa hai bản tụ d =5cm.
a. Tính gia tốc của electron.
b. tính thời gian bay của electron biết vận tốc ban đầu bằng 0.
c. Tính vận tốc tức thời của electron khi chạm bản dương.
Bài 7: Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 100 (V/m). Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300 (km/s). Khối lượng của êlectron là m = 9,1.10-31 (kg). Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của êlectron bằng không thì êlectron chuyển động được quãng đường là bao nhiêu.
Bài 8: Một electron bay vào trong một điện trường theo hướng ngược với hướng đường sức với vận tốc 2000km/s. Vận tốc của electron ở cuối đoạn đường sẽ là bao nhiêu nếu hiệu điện thế ở cuối đoạn đường đó là 15V.
Bài 9: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2(cm). Lấy g = 10 (m/s2). Tính Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó
Bài 10 : Hạt bụi có khối lượng m = 0,02g mang điện tích q = 5.10-5C đặt sát bản dương của một tụ phẳng không khí. Hai bản tụ có có khoảng cách d = 5cm và hiệu điện thế U = 500V. Tìm thời gian hạt bụi chuyển động giữa hai bản và vận tốc của nó khi đến bản tụ âm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực?
...
---Để xem tiếp nội dung của Dạng 3, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 3 Dạng toán quan trọng về Công của lực điện - Điện thế, Hiệu điện thế môn Vật lý 11. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Tóm tắt kiến thức và công thức chương 1 Điện tích- Điện tích trường môn Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp Điện tích- Điện trường hay và khó Vật lý 11
-
Bài tập tổng hợp nâng cao Điện tích- Định luật Culong Vật lý 11
Chúc các em học tập tốt !