BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NÂNG CAO CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 101. Enzim nào dùng để cắt giới hạn trên đoạn ADN cho trước?
A. ADN polimeraza. B. ADN ligaza. C. ADN Endonuclease. D. ADN Exonuclease
Câu 102. Eduardo Kac, giáo sư thuộc Học viện Nghệ thuật Chicago, Mỹ đã kết hợp với các nhà Di truyền học Pháp đã tạo một con thỏ chuyển gen có khả năng phát ra ánh sáng màu lục ở trong tối bằng cách vi tiêm gen mã hoá protein huỳnh quang màu xanh lá cây có nguồn gốc từ sứa vào hợp tử thỏ. Đây là hướng nghiên cứu mới phục vụ cho mục đích nghệ thuật. "Nó là một vật để cho hoạ sĩ thí nghiệm trên nền của khung vẽ và hoàn toàn khác với thí nghiệm để tạo ra một sự sống." Hãy cho biết chú thỏ Elba này đã được tạo thành nhớ ứng dụng công nghệ di truyền nào?
A. Sử dụng đột biến trong tạo giống mới.
B. Dung hợp tế bào trần.
C. Công nghệ gen tế bào động vật.
D. Cấy truyền phôi.
Câu 103. Sữa thỏ chứa protein người được dùng để bào chế thành một loại thuốc mới điều trị bệnh angioedema do di truyền, một bệnh rối loạn máu hiếm gặp có thể dẫn việc sung phồng các mô của cơ thể. Để tạo ra một lượng sản phẩm lớn hơn, người ta muốn chuyển đoạn gen trên vào bò, do lượng sữa bò tạo ra có năng suất cao hơn nhiều so với thỏ. Phương pháp nào có thể tạo thành loại bò trên:
A. Cấy truyền phôi. B. Dung hợp tế bào trần
C. Tạo giống bằng biến dị tổ hợp. D. Công nghệ gen tế bào động vật.
Câu 104. Giai đoạn nhân non là gì?
A. Là giai đoạn trước thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái chưa hòa hợp.
B. Là giai đoạn sau khi thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái chưa hòa hợp.
C. Là giai đoạn sau khi thụ tinh, lúc mà nhân của giao tử đực và cái đã hòa hợp.
D. Là giai đoạn sau khi hợp tử đóng ổ ở tử cung, lúc mà nhân của giao tử đực và cái đã hòa hợp.
Câu 105. Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:
- Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.
- Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
- Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.
- Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. (2) → (4) → (3) → (1). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (4) → (3) → (2).
Câu 106. Để tạo ra động vật chuyển gen, người ta đã tiến hành:
A. Lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gen vào hợp tử (ở giai đoạn nhân non), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung con cái.
B. Đưa gen cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
C. Đưa gen cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gen) và tạo điều kiện cho gen được biểu hiện.
D. Đưa gen cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển mượn để tạo ra con mang gen cần chuyển tạo điều kiện cho gen đó được biểu hiện.
Câu 107. Cho các thành tựu sau:
- Dâu tam bội.
- Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người.
- Dưa hấu không hạt.
- Vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin của người.
- Chuột nhắt mang gen hoocmôn tăng trưởng GH của chuột cống.
- Cừu Đôly.
- Giống lúa chiêm chịu lạnh.
- Cây pomato.
Có bao nhiêu thành tựu là sinh vật biến đổi gen.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 108. Cho các nhận xét sau:
- Bước đầu tiên của phương pháp tạo giống bằng biến dị tổ hợp là lai hai cá thể bố mẹ thuần chủng.
- Giống lúa IR8 được tạo ra bằng phương pháp đột biến.
- Có 3 bước trong quá trình chọn giống bằng phương pháp đột biến.
- Dâu tằm lưỡng bội được tạo ra bằng phương pháp dung hợp tế bào trần.
- Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính.
- Phương pháp nuôi cấy hạt phấn có thể tạo ra một quần thể cây đồng hợp về mọi cặp gen.
- Có thể sử dụng virut Xende hoặc polietylenglicol trong phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen tế bào vi sinh vật để nâng cao năng suất.
- Chỉ có phương pháp dung hợp tế bào trần có khả năng kết hợp vật chất di truyền của 2 loài khác nhau.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 109. Cho các nhận xét sau:
- Plasmit được xem như một phần hệ gen của tế bào vi khuẩn.
- Tính trạng có hệ số di truyền cao thường chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ canh tác.
- Giống lúa DT6 được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến.
- Trong công nghệ gen tế bào vi sinh vật, có thể sử dụng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào.
- Để tách dòng tế bào ADN tái tổ hợp, không thể sử dụng các gen đánh dấu là các gen kháng kháng sinh.
- Để tạo nên giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt, người ta có thể dùng tác nhân đột biến làm khóa gen hoặc mất đoạn gen mã hóa etilen.
- Do tế bào thực vật có thành tế bào xenlulozo rất dày, nên muốn dung hợp tế bào trần phải phá bỏ hoàn toàn thành này.
- Trong phương pháp nhân bản vô tính, tế bào nhận nhân bắt buộc phải là tế bào trứng.
Có bao nhiêu nhận xét ĐÚNG:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 110. Sự khác biệt quan trọng trong việc gây đột biến bằng tác nhân vật lý và hóa học là:
A. Tác nhân hóa học gây ra đột biến NST mà không gây ra đột biến gen.
B. Tác nhân hóa học có khả năng gây ra các đột biến có tính chọn lọc cao hơn.
C. Tác nhân hóa học gây ra đột biến mà không gây ra đột biến NST.
D. Tác nhân hóa học có thể sử dụng thuận lợi ở vật nuôi.
Đáp án từ câu 101-110 Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12
101.C | 102.C | 103.D | 104.B | 105.D | 106.A | 107.A | 108.B | 109.D | 110.B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 111-120 của tài liệu Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !