180 câu trắc nghiệm Anđehit - xeton - Axit cacboxylic Hóa 11 có đáp án

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. ANĐEHIT

1. Định nghĩa

- Các định nghĩa có thể dùng với anđehit:

     + Anđehit là HCHC mà phân tử có nhóm - CHO liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

     + Anđehit là sản phẩm thu được khi thay nguyên tử H trong hiđrocacbon hoặc H2 bằng nhóm -CHO.

     + Andehit là HCHC mà phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với C hoặc H

- Công thức tổng quát của anđehit:

     + CxHyOz (x, y, z là các số nguyên dương; y chẵn; 2 ≤ y ≤ 2x + 2 - 2z; z ≤ x): thường dùng khi viết phản ứng cháy.

     + CxHy(CHO)z hay R(CHO)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm CHO.

     + CnH2n+2-2k-z(CHO)z (k = số liên kết p + số vòng): thường dùng khi viết phản ứng cộng H2, cộng Br2

2. Danh pháp

a. Tên thay thế

Tên thay thế = Tên hiđrocacbon tương ứng + al

b. Tên thường

Tên thường = Anđehit + Tên axit tương ứng

               Tên axit (thay hậu tố ‘ic’ bằng ‘anđehit’)

Chú ý: Dung dịch HCHO 37% → 40% gọi là: Fomalin hay fomon.

3. Tính chất vật lí

- Chỉ có HCHO, CH3CHO là chất khí. Các anđehit còn lại đều là chất lỏng.

- Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn Ancol có khối lượng phân tử tương đương nhưng cao hơn so với hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử.

II. XETON

3. Tính chất hóa học

- Phản ứng với H2/Ni, t0 tạo ancol bậc II:

R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’

- Xeton không có phản ứng tráng gương, không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao, không làm mất màu dung dịch Brom như anđehit.

- Phản ứng thế ở gốc hidrocacbon vị trí bên cạnh nhóm CO:

CH3COCH3 + Br2 → CH3COCH2Br + HBr (có CH3COOH)

4. Điều chế

- Cho ancol bậc II + CuO đun nóng:

RCHOHR’ + CuO → RCOR’ + Cu + H2O

- Điều chế gián tiếp qua ancol không bền:

CH3COOC(CH3) = CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3COCH3

- Oxi hóa cumen (C6H5CH(CH3)2) để sản xuất axeton.

I. AXIT AXETIC

1. ĐỊNH NGHĨA

- Các định nghĩa về axit cacboxylic:

+ Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

4. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

a. Tính axit

* So sánh tính axit giữa các phân tử axit

- Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O - H bị phân cực hơn → dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.

RCOOH ↔ RCOO- + H+

(RCOOH + H2O ↔ RCOO- + H3O+)

- Độ mạnh của axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.

- Nếu nhóm COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit yếu hơn so với HCOOH. Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.

- Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit mạnh hơn so với HCOOH. Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng mạnh. Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.

* Các phản ứng thể hiện tính axit

- Axit làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.

- Tác dụng với bazơ → muối + H2O

R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O        

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

2R(COOH)x + xNa2O → 2R(COONa)x + xH2O

- Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H­2

2R(COOH)x + xMg → [2R(COO)x]Mgx + xH2

→ Phản ứng này có thể dùng để nhận biết axit.

- Tác dụng với muối của axit yếu hơn (muối cacbonat, phenolat, ancolat) → muối mới + axit mới.

R(COOH)x + xNaHCO3 → R(COONa)x + xH2O + xCO2

→ Thường dùng muối cacbonat hoặc hiđrocacbonat để nhận biết các axit.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem Bộ 180 câu hỏi trắc nghiệm Anđehit - xeton - axit cacboxylic Hóa học lớp 11 nhé!  

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC

Câu 10: Anđehit A (chỉ chứa một loại nhóm chức) có %C và %H (theo khối lượng) lần lượt là 55,81 và 6,97. Chỉ ra phát biểu sai   

            A. A là anđehit hai chức.                                           

            B. A còn có đồng phân là các axit cacboxylic.

            C. A là anđehit no.                                         

            D. Trong phản ứng tráng gương, một phân tử A chỉ cho 2 electron.

Câu 11: Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi anđehit A có khối lượng  bằng khối lượng 1 lít CO2. A là

A. anđehit fomic.           B. anđehit axetic.                    C. anđehit acrylic.       D. anđehit benzoic.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A. đơn chức, no, mạch hở.                                            C. hai chức chưa no (1 nối đôi C=C).

B. hai chức, no, mạch hở.                                              D. nhị chức chưa no (1 nối ba C≡C).

Câu 34: Độ điện li của 3 dung dịch CH3COOH 0,1M ; CH3COOH 0,01M và HCl được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. CH3COOH 0,01M  <  HCl  <  CH3COOH 0,1M.

B. CH3COOH 0,01M  <  CH3COOH 0,1M  <  HCl.

C. HCl  <  CH3COOH 0,1M  <  CH3COOH 0,01M.

D. CH3COOH 0,1M  <  CH3COOH 0,01M  <  HCl.

Câu 35: Thứ tự sắp xếp theo sự tăng dần tính axit của CH3COOH ; C2H5OH ; CO2 và C6H5OH là

A. C6H5OH   <  CO2  <  CH3COOH   <  C2H5OH.

B. CH3COOH   <  C6H5OH   <  CO2  <  C2H5OH.

C. C2H5OH  <  C6H5OH   <  CO2  <  CH3COOH.

D. C2H5OH  <  CH3COOH  <  C6H5OH   <  CO2.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic được mol CO2 = mol H2O. X gồm

A. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.                               B. 1 axit no, 1 axit chưa no.

C. 2 axit đơn chức no mạch vòng                                 D. 2 axit no, mạch hở đơn chức.

Câu 40: Để trung hòa 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic cần 0,3 mol NaOH. X gồm có

A. 2 axit cùng dãy đồng đẳng.                                      B. 1 axit đơn chức, 1 axit hai chức.   

C. 2 axit đa chức.                                                          D. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem Bộ 180 câu hỏi trắc nghiệm Anđehit - xeton - axit cacboxylic Hóa học lớp 11 nhé!  

Câu 77: Chỉ dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt 4 lọ mất nhãn chứa : etylen glicol ; axit fomic ; fomon ; ancol etylic ?

A. dd AgNO3/NH3        B. CuO.                                   C. Cu(OH)2/OH-.                          D. NaOH.

Câu 78: Chỉ dùng quỳ tím và nước brom có thể phân biệt được những chất nào sau đây ?

A. axit fomic ; axit axetic ; axit acrylic ; axit propionic.

B. Axit axetic; axit acrylic; anilin; toluen; axit fomic.

C. Ancol etylic; ancol metylic; axit axetic; axit propionic.

D. Ancol etylic; ancol metylic ; phenol ; anilin.

Câu 79: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt : phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử

A. dung dịch Na2CO3.                                                  B. CaCO3.                              

C. dung dịch Br2.                                                          D. dung dịch AgNO3/NH3.

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bộ 180 câu hỏi trắc nghiệm Anđehit - xeton - axit cacboxylic môn Hóa học lớp 11. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 có đáp án

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?