187 câu trắc nghiệm Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol Hóa 11 có đáp án

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. DẪN XUẤT HALOGEN

1. KHÁI NIỆM

- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H trong phân tử hiđrocacbon bằng nguyên tử halogen như Clo, Brom, Iot, Flo.

- Công thức chung: CnH2n+2-2k-xXx với X là các nguyên tố halogen hay CxHyXz.

2. PHÂN LOẠI

- Theo nguyên tố halogen có dẫn xuất Clo, dẫn xuất Brom, dẫn xuất Flo, dẫn xuất Iot.

- Theo số lượng halogen có dẫn xuất monohalogen, dẫn xuất đihalogen, trihalogen...

- Theo gốc hidrocacbon có dẫn xuất no, dẫn xuất không no, dẫn xuất thơm.

- Theo bậc dẫn xuất là bậc của nguyên tử C liên kết với halogen.

- Quan trong nhất là phân loại dựa vào vị trí tương đối của halogen với nối đôi:

     + Dẫn xuất loại vinyl: nguyên tử halogen liên kết trực tiếp với C có liên kết đôi

     + Dẫn xuất loại ankyl: nguyên tử halogen liên kết với C ở xa liên kết đôi (từ hai liên kết đơn trở lên)

     + Dẫn xuất loại alyl: nguyên tử halogen liên kết với C no ở cạnh C có liên kết đôi.

3. DANH PHÁP

Tên thường: clorofom, bromofom, …

Tên gốc - chức = tên gốc hiđrocacbon + halogenua

Tên thay thế = chỉ số nhánh + tên nhánh + tên mạch chính (coi các halogen là nhánh)

5. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

- Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH:     

R-X + NaOHdung dịch → R-OH + NaX

Khả năng thế của dẫn xuất alyl và benzyl > dẫn xuất ankyl > dẫn xuất phenyl và vinyl.

- Phản ứng tách HX:                                                    

CnH2n+1X + NaOHancol → CnH2n + NaX + H2O

II. ANCOL

1. ĐỊNH NGHĨA

- Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm -OH liên kết với nguyên tử C no (C sp3) của gốc hiđrocacbon.

- Ancol là sản phẩm thu được khi thay thế nguyên tử H liên kết với C sp3 trong hiđrocacbon bằng nhóm -OH.

- Công thức tổng quát của ancol:

     + CxHyOz (x, y, z thuộc N*; y chẵn; 4 ≤ y ≤ 2x + 2; z ≤ x): thường dùng khi viết phản ứng cháy.

      + CxHy(OH)z hay R(OH)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm OH.

      + CnH2n+2-2k-z(OH)z (k = số liên kết p + số vòng; n, z là các số tự nhiên; z ≤ n): thường dùng khi viết phản ứng cộng H2, cộng Br2, khi biết rõ số chức, no hay không no…

 III. PHENOL

1. ĐỊNH NGHĨA

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

Chú ý: Phân biệt giữa phenol và ancol thơm (có vòng benzen nhưng nhóm OH liên kết với C của nhánh).

- Thường chỉ xét phenol đơn giản nhất là C6H5OH. Ngoài ra còn có crezol CH3–C6H4–OH, HO-C6H4-OH (o-catechol, m-rezoxinol, p-hidroquinol).

b. Tính chất hóa học

* Tính chất của nhóm OH

- Tác dụng với kim loại kiềm:            

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

- Tác dụng với dung dịch kiềm:                    

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

     Ancol không có phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol và chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH.

→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn:          

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem Bộ 187 câu hỏi trắc nghiệm Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol Hóa học lớp 11 nhé!      

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL

 

Câu 1 : Số đồng phân của C4H9Br là         

A. 4.                                           B. 2.                                         C. 3.                                         D. 5.

Câu 2: Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là

A. 2.                                           B. 3.                             C. 4.                                         D. 5.

Câu 7: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3 ; Br2CHCH3 ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là           

A. benzyl clorua ; isopropyl clorua ; 1,1-đibrometan ; anlyl clorua.

B. benzyl clorua ; 2-clopropan ; 1,2-đibrometan ;1-cloprop-2-en.

C. phenyl clorua ; isopropylclorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

D. benzyl clorua ; n-propyl clorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en. 

Câu 26: Cho bột Mg vào đietyl ete khan, khuấy mạnh, không thấy hiện tượng gì. Nhỏ từ từ vào đó etyl bromua, khuấy đều thì Mg tan dần thu được dung dịch đồng nhất. Các hiện tượng trên được giải thích như sau:

A. Mg không tan trong đietyl ete mà tan trong etyl bromua.

B. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành etyl magiebromua tan trong ete.

C. Mg không tan trong đietyl ete nhưng tan trong hỗn hợp đietyl ete và etyl bromua.

D. Mg không tan trong đietyl ete, Mg phản ứng với etyl bromua thành C2H5Mg tan trong ete.

Câu 54: Câu nào sau đây là đúng ?

A. Hợp chất CH3CH2OH là ancol etylic.         

B. Ancol là hợp chất hữu cơ trong phân tử nhóm -OH.

C. Hợp chất C6H5CH2OH là phenol.               

D. Tất cả đều đúng.

Câu 55: Ancol etylic tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với ankan và các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử xấp xỉ với nó vì        

A. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic tác dụng với Na.

B. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro với nước.

C. Trong các hợp chất trên chỉ có ancol etylic có liên kết hiđro liên phân tử.

D. B và C đều đúng.

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bộ 187 câu hỏi trắc nghiệm Dẫn xuất halogen - Ancol - Phenol môn Hóa học lớp 11. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 có đáp án

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?