1000 BÀI TẬP NÂNG CAO MÔN HÓA – TÀO MẠNH ĐỨC
Câu 1. Dung dịch X chứa glucozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Nếu đun nóng 100 ml dung dịch X với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ sinh ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được lượng kết tủa Ag là
A. 69,12. B. 51,84. C. 38,88. D. 34,56.
Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối của axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Giá trị m là
A. 124,8. B. 129,0. C. 132,6. D. 132,9.
Câu 3. Hóa hơi hoàn toàn 13,56 gam hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Đun nóng 13,56 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol duy nhất và m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,36. B. 17,96. C. 15,16. D. 21,16.
Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2NaOH → Y + Z + T (Đun nóng)
(2) Y + H2SO4 → P (C2H2O4) + Na2SO4.
(3) Z → Q (C2H4) + T (Xúc tác, nhiệt độ)
Phân tử khối của X là
A. 132. B. 134. C. 146. D. 118.
Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng triolein với dung dịch NaOH.
(b) Cho nước brôm vào dung dịch anilin.
(c) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
(d) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 70%.
(e) Hiđro hóa fructozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°).
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 120. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 12,0 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,24 mol O2, thu được 2,22 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là
A. 28,04. B. 27,08. C. 28,12. D. 27,68.
Câu 7. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C3H9O3N). Đun nóng 19,0 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai amin. Nếu cho 19,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là
A. 18,86. B. 16,36. C. 15,18. D. 19,58.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm axit Y (CnH2n-2O2) và ancol Z (CmH2m+2O) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, dẫn 0,2 mol X qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,4 gam. Nếu đun nóng 0,2 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este T. Hiệu suất phản ứng este hóa đạt 75%. Giá trị m là
A. 8,55. B. 9,60. C. 7,50. D. 6,45.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột là hỗn hợp gồm hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
(b) Axit glutamic là hợp chất hữu cơ đa chức.
(c) Phenylamin tác dụng được với dung dịch HCl.
(d) Tinh bột là polime thiên nhiên.
(e) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(g) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.
Câu 10. Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu vào dung dịch chứa CuCl2 0,5M và FeCl3 0,8M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và 31,88 gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 173,4 gam, đồng thời thu được 146,37 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là m gam. Giá trị của m là
A. 45,6. B. 46,4. C. 44,4. D. 44,8.
Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Để thanh thép (hợp kim của sắt và cácbon) ngoài không khí ẩm.
(b) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và CuSO4.
(d) Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.
(e) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
(g) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 12. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và một este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,21 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 98,0 gam kết tủa. Mặt khác đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm 4 muối, trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X là
A. 36,37%. B. 33,95%. C. 14,55%. D. 21,82%.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Giá trị m là
A. 34,08. B. 31,44. C. 37,60. D. 35,84.
Câu 14. Lên men 54,0 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng lên men đạt a%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 30,0 gam NaOH, thu được dung dịch gồm NaHCO3 0,5M và Na2CO3 1M. Giá trị của a là
A. 75,0%. B. 25,0%. C. 50,0%. D. 37,5%.
Câu 16. Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,0. B. 12,0. C. 16,0. D. 12,8.
Câu 17. Cho m gam α – amino axit X (có dạng H2N-CnH2n-COOH) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được (1,2m + 6,06) gam muối. Phân tử khối của X là
A. 103. B. 89. C. 75. D, 117.
Câu 18. Hỗn hợp X gồm lysin và valin, trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 80. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 46,50. B. 47,66. C. 41,82. D. 42,98.
Câu 19. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 7,68 gam, ở anot thoát ra 1,792 lít khí (đktc), đồng thời thu được dung dịch vẫn còn màu xanh. Tiếp túc điện phân với thời gian 2t giây nữa, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 5,376 lít (đktc). Giá trị m là
A. 57,16. B. 27,08. C. 55,88. D. 28,36.
Câu 20. Thực hiện thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(e) Điện phân nóng chảy Al2O3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Natri và kali được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(b) Dung dịch Na2CO3 được dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
(c) Phương pháp điện phân được dùng để điều chế một số phi kim như H2, Cl2, O2.
(d) NaHCO3 được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
(e) Hợp kim Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
...
Trên đây là phần trích dẫn 1000 Bài tập nâng cao môn Hóa học - Tào Mạnh Đức, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!