TUYỂN TẬP CÂU HỎI VỀ LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG TRONG ĐỀ THPTQG 2017 VÀ 2018
ĐỀ THPTQG 2017
- (N1) Câu 7: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu cam. B. màu chàm.
C. màu đỏ. D. màu vàng.
- (N1) Câu 1: Trong chân không, một ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là
A. \(\frac{\lambda }{{hc}}.\) B. \(\frac{{\lambda c}}{h}.\)
C. \(\frac{{\lambda h}}{c}.\) D. \(\frac{{hc}}{\lambda }.\)
- (N1) Câu 5: Theo thuyết tương đối, một hạt có khối lượng m thì có năng lượng toàn phần là E. Biết c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Hệ thức đúng là
A. \(E = \frac{1}{2}m.c.\) B. E = mc.
C. \(E = m{c^2}.\) D. \(E = \frac{1}{2}m{c^2}.\)
- (N1) Câu 22: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Cho biết bán kính Bo r0 = 5,3.10-11 m. Quỹ đạo dừng M của êlectron trong nguyên tử có bán kính
A. 47,7.10-10 m. B. 4,77.10-10 m.
C. 1,59.10-11 m. D. 15,9.10-11 m.
- (N1) Câu 33: Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để “đốt” các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 6mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 45.408 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,53 J. Lấy h =6,625.10-34 J.s. Giá trị của λ là
A. 589 nm. B. 683 nm.
C. 485 nm. D. 489 nm.
- (N2) Câu 14. Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt
A. notron. B. phôtôn.
C. prôtôn. D. êlectron.
- (N2) Câu 5. Một chất huỳnh quang khi bị kích thích bởi chùm sáng đơn sắc thì phát ra ánh sáng màu lục. Chùm sáng kích thích có thể là chùm sáng
A. màu vàng. B. màu đỏ.
C. màu cam. D. màu tím.
- (N2) Câu 23. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi ro là bán kính Bo. Bán kính quỹ đạo dừng L có giá trị là
A. 3r0, B. 2r0
C. 4r0 D. 9r0.
- (N2) Câu 29. Trong y học, người ta dùng một laze phát ra chùm sáng có bước sóng λ để "đốt" các mô mềm. Biết rằng để đốt được phần mô mềm có thể tích 4 mm3 thì phần mô này cần hấp thụ hoàn toàn năng lượng của 3.1019 phôtôn của chùm laze trên. Coi năng lượng trung bình để đốt hoàn toàn 1 mm3 mô là 2,548 J. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Giá trị của λ là
A. 496 nm. B. 675 nm.
C. 385 nm. D. 585 nm.
- (N3) Câu 2. Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện - phát quang. B. hóa - phát quang.
C. nhiệt - phát quang. D. quang - phát quang.
- (N3) Câu 8. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μn. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là
A. 0,40 μm. B. 0,20 μm.
C. 0,25 μm. D. 0,10 μm.
- (N3) Câu 11. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ. B. màu tím.
C. màu vàng. D. màu lục.
- (N3) Câu 23. Giới hạn quang dẫn của một chất bán dẫn là 1,88 μm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn (năng lượng kích hoạt) của chất đó là
A. 0,66.10-3 eV. B.1,056.10-25 eV.
C. 0,66 eV. D. 2,2.10-19 eV.
- (N3) Câu 35. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Electron trong nguyên tử chuyển từ quỹ đạo dừng m1 về quỹ đạo dừng m2 thì bán kính giảm 27 ro (ro là bán kính Bo), đồng thời động năng của êlectron tăng thêm 300%. Bán kính của quỹ đạo dừng m1 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 60r0. B. 50r0.
C. 40r0. C. 30r0.
- (N4) Câu 10. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Trong chân không, chiếu ánh sáng đơn sắc vào một tấm đồng. Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng
A. 0,32 μm. B. 0,36 μm.
C. 0,41 μm. D. 0,25 μm.
- (N4) Câu 9. Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550 nm vào một chất huỳnh quang thì chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
A. 480 nm. B. 540 nm.
C. 650 nm. D. 450 nm.
- (N4) Câu 16. Cho tốc độ ánh sáng trong chân không là c. Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v thì nó có khối lượng động (khối lượng tương đối tính) là
A. \(\frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - {{(v/c)}^2}} }}.\) B. \({m_0}\sqrt {1 - {{(v/c)}^2}} .\)
C. \(\frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 + {{(v/c)}^2}} }}.\) D. \({m_0}\sqrt {1 + {{(v/c)}^2}} .\)
- (N4) Câu 22. Trong y học, laze không được ứng dụng để
A. phẫu thuật mạch máu. B. chữa một số bệnh ngoài da.
C. phẫu thuật mắt. D. chiếu điện, chụp điện.
- (N4) Câu 33. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, khi êlectron trong nguyên tử chuyển động tròn đều trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ v (m/s). Biết bán kính Bo là r0. Nếu êlectron chuyển động trên một quỹ đạo dừng với thời gian chuyển động hết một vòng là \(\frac{{144\pi .{r_0}}}{v}\) (s) thì êlectron này đang chuyển động trên quỹ đạo
A. P. B. N.
C. M. D. O.
ĐỀ THPTQG 2018
Câu 1: Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia laze là ánh sáng trắng. B. Tia laze có tính định hướng cao.
C. Tia laze có tính kết hợp cao. D. Tia laze có cường độ lớn.
Câu 2: Khi chiếu ánh sáng có bước sóng 600 nm vào một chất huỳnh quang thì bước sóng của ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể là
A. 540 nm. B. 650 nm.
C. 620 nm. D. 760 nm.
Câu 3: Chiếu một ánh sáng đơn sắc màu lục vào một chất huỳnh quang, ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể là ánh sáng màu:
A. vàng B. cam
C. tím D. đỏ
Câu 4: Khi nói về tia laze, phát biêu náo sau đây sai?
A. Tia laze được sử dụng trong thông tin liên lạc. B. Tia laze được dùng như một dao mò trong y học.
C. Tia laze luôn truyền thẳng qua lăng kính. D. Tia laze có cùng bản chất với tia tử ngoại.
Câu 5: Giới hạn quang điện của một kim loại là 300 nm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của kim loại này là
A. 6,625.10−19 J. B. 6,625.10−28 J..
C. 6,625.10−25 J. D. 6,625.10−22 J.
Câu 6: Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19 J. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. 0,36 μm. B. 0,43 μm.
C. 0,55 μm. D. 0,26 μm.
Câu 7: Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,5 mm. Lấy c = 3.108 m/s. Chiếu bức xạ có tần số f vào kim loại này thì xảy ra hiện tượng quang điện. Giá trị nhỏ nhất của f là:
A. 6.1014 Hz. B. 5.1014 Hz.
C. 2.1014 Hz. D. 4,5.1014 Hz.
Câu 8: Ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không có bước sóng 589 nm. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Lượng tử năng lượng của sóng này là
A. 3,37.10-19 J B. 3,37.10-28 J
C. 1,30.10-28 J D. 1,30.10-19 J
Câu 9: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En về trạng thái cơ bản có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng 0,1218 µm. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10−19 J. Giá trị của En là
A. -1,51 eV. B. -0,54 eV.
C. -3,4 eV. D. -0,85 eV.
Câu 10: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -0,85 eV về trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV thì phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng λ. Lấy h = 6,625.10−34 J.s; c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10 −19 J. Giá trị của λ là
A. 0,4349 μ m. B. 0,4871 μ m.
C. 0,6576 μ m. D. 1,284 μ m.
Câu 11: Xét tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,51eV về trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV thì nó phát ra một phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng λ. Lấy h = 6,625.10-34‑ J.s; c = 3.108 m/s; 1eV = 1,6.10-19 J. Giá trị của λ là
A. 0,487.10-6 m B. 0,103.10-6 m
C. 0,657.10-6 m D. 0,122.10-6 m
Câu 12: Xét nguyên tử hiđrô trong mẫu nguyên tử Bo. Nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái dừng có năng lượng -3,4 eV, hấp thụ một phôtôn ứng với bức xạ có tần số f thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng -0,85 eV. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; 1eV = 1,6.10-19 J. Giá trị của f là
A. 6,16.1014 Hz. B. 6,16.1034 Hz.
C. 4,56.1034 Hz. D. 4,56.1014 Hz.
Câu 13: Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của êlectron khi đập vào anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,5U thì tốc độ của êlectron đập vào anôt thay đổi một lượng 4000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A. 1,78.107 m/s. B. 3,27.106 m/s.
C. 8,00.107 m/s. D. 2,67.106 m/s.
Câu 14: Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các êlectron khi bứt ra khỏi catôt. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U thì tốc độ của êlectron khi đập vào anôt là 4,5.107 m/s. Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,44U thì tốc độ của êlectron đập vào anôt là
A. 3,1.107 m/s. B. 6,5.107 m/s.
C. 5,4.107 m/s. D. 3,8.107 m/s.
Câu 15: Một ống cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của cách electron trong khi bứt ra khỏi catốt. Ban đầu hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 10kV thì tốc độ của electron khi đập vào anot là v1. Khi hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 15kV thì tốc độ của electron khi đập vào anot là v2. Lấy me =9,1.10-31kg và c = 3.108 m/s và e = 1,6.10-19C. Hiệu v2 - v1 có giá trị là
A. 1,33.107 m/s. B. 2,66.107 m/s.
C. 4,2.105 m/s. D. 8,4.105 m/s.
Câu 16: Một ống cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catốt. Ban đầu hiệu điện thế giữa anốt và catốt là U thì tốc độ của electron khi đập vào anôt là v. Khi hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 2U thì tốc độ của electron đập vào anôt thay đổi một lượng 5000 km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A. 1,00.107 m/s B. 1,21.107 m/s
C. 2,42.107 m/s D. 0,35.107 m/s.
Trên đây là toàn bộ nội dung Tuyển tập câu hỏi về Lượng tử ánh sáng trong đề tuyển sinh THPT QG năm 2017 và 2018. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
20 câu trắc nghiệm xác định chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất của lò xo trong quá trình DĐĐH
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !