TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT NITO - PHOTPHO
Câu 1: Nguyên tố nào có tính kim loại và phi kim ngang nhau
A. N, P B. As C. Sb D. Bi.
Câu 2: Nguyên tố nào + HNO3 → Muối + NO2 + H2O
A. N, P B. As C. Sb D. Bi.
Câu 3: Trong các oxit hoá trị III của nhóm Nitơ, oxit nào tác dụng được cả axit lẫn bazơ mạnh
A. As2O3, Sb2O3 B. As2O3 C. Sb2O3 D. Bi2O3.
Câu 4: Cấu hình ngoài cùng của các nguyên tố nhóm Nitơ (nhóm VA) là
A. ns2 np5 B. ns2 np3
C. (n-1)s2 np3 C. (n-1)d10 ns2 np3
Câu 5: Trong nhóm N, đi từ N đến Bi, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lượng ion hoá giảm
B. Độ âm điện các nguyên tố giảm
C. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng
D. Tất cả các nguyên tố đều thể hiện tính phi kim
Câu 6: Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có hoá trị tối đa là V, riêng Nitơ chỉ có hoá trị tối đa là IV vì
A. Phân tử nitơ có cấu tạo bền. B. Nguyên tử nitơ chỉ có 5 obitan.
C. Nguyên tử nitơ chỉ có 3e độc thân. D. Nguyên tử nitơ không có obitan d trống.
Câu 7: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Liên kết trong phân tử N2 là bền nhất, do đó N2 thụ động ở điều kiện thường
B. Các bazơ Cu(OH)2, AgOH, Zn(OH)2 có thể tan trong dung dịch NH3
C. NH3 tan vô hạn trong H2O vì NH3 có thể tạo liên kết H với H2O
D. NH3 tan ít trong H2O vì NH3 ở thể khí ở điều kiện thường
Câu 8: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với H là RH3. Phần trăm khối lượng R trong oxit cao nhất với oxi là 43,66%. Nguyên tố R là
A. N B. P C. Al D. C
Câu 9: Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr do bề mặt của những kim loại này được bao phủ bởi những oxit rất bền.
B. Trong NH3, N ở trạng thái lai hoá sp3.
C. Khi nhỏ vài giọt nước Cl2 vào dung dịch NH3 đặc có khói trắng bay ra.
D. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 tinh khiết bằng cách đốt NH3 trong O2.
Câu 10: Cho phương trình: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 DH = -92 KJ/mol. Phản ứng sẽ thiên về chiều thuận khi
A. tăng nhiệt độ B. tăng áp suất
C. giảm bớt [H2] D. tăng [NH3]
Câu 11: Cho phương trình: N2 + O2 ⇄ 2NO. DH = +180KJ/mol. Phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất của hệ B. tăng nhiệt độ
C. tăng áp suất, giảm nhiệt độ D. giảm áp suất của hệ
Câu 12: Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3. Hiệu suất của phản ứng tạo thành NH3 tăng nếu
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
Câu 13: Hiện tượng quan sát được dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. CuO không đổi màu.
B. CuO chuyển từ đen sang vàng.
C. CuO chuyển từ đen sang màu xanh.
D. CuO chuyển từ đen sang màu đỏ, có hơi H2O ngưng tụ.
Câu 14: Để loại H2, NH3 ra khỏi hỗn hợp N2, H2, NH3 người ta cho ta dùng
A. H2SO4 đặc B. CuO, nhiệt độ
C.nước vôi trong D. nén, làm lạnh cho NH3 hoá lỏng
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng A1 → A2 (+ O2) → A3 (+ O2, H2O) → A4 → A5.
Biết rằng các hợp chất A1, A2…A5 đều là các hợp chất của nitơ. Chất A5 trong sơ đồ trên là
A. NO2 B. NO C. NH3 D. NH4NO3
Câu 16: Cho sơ đồ phản ứng sau
NH3 (+CO2, Pt, to) → X1 (+ H2O) → X2 (+ H2SO3) → X3 (khí) + X4
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
A. NH2CO, (NH3)2CO3, CO2
B. (NH2)2CO, (NH3)2CO3, NO2
C. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2
D. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, NH3
Câu 17: Hòa tan NH3 trong nước được dung dịch A. Dung dịch A chứa
A. NH3 NH4+ OH- H2O B. NH3 H+ OH- H2O
C. NH4+ H+ OH- H2O D. NH4+ NH3 H+ H2O
Câu 18: NH3 tác dụng được với tất cả các chất và dung dịch trong dãy nào sau đây
A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2 B. HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3
C. HI, KOH, FeCl3, Cl2 D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 19: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn là
A. Al2O3 B. Cu và Al C. CuO và Al D. Cu và Al2O3
Câu 20: Câu khẳng định nào sau đây không đúng?
A. NH3 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
B. HNO3 đặc để lâu sẽ chuyển sang nâu vàng.
C. Khi NH3 qua CuO/to sẽ làm chất bột chuyển đen sang đỏ và có H2O ngưng tụ.
D. Nhỏ từ từ đến dư NH3 vào dd CuSO4, lúc đầu sẽ có kết tủa sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
Câu 21: Chất nào có thể hoà tan Zn(OH)2?
A. Dung dịch NH3 B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch NaNO3 D. Dung dịch NaOH, NH3
Câu 22: Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây
A. O2, CuO, Cu(OH)2, HNO3, NH4HSO4
B. Cl2, CuO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
C. Cl2, O2, HNO3, AgNO3, AgCl
D. Cl2, HCl, Zn(OH)2, Al(OH)3
Câu 23: NH3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. KOH, HNO3, CuO, CuCl2 B. HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3
C. HI, KOH, FeCl3, Cl2 D. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
Câu 24: Phát biểu không đúng là
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Dung dịch muối NH4+ điện ly hoàn toàn tạo ra môi trường axit
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3
Câu 25: Khí X không màu mùi xốc đặc trưng, nhẹ hơn không khí, phản ứng với axit mạnh Y tạo nên muối Z. Dung dịch muối Z không tạo kết tủa với BaCl2 và AgNO3. Chất X, Y, Z là
A. NH3(X); HNO3(Y); NH4NO3(Z)
B. PH3(X); HCl(Y); PH4Cl(Z)
C. NO2(X); H2SO4(Y); NH4Cl(Z)
D. SO2(X); NaHSO4(Y); Na2SO4(Z)
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime
B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3
C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
D. Cacbon monooxit và silic đioxit là oxit axit
Câu 27: Kim loại tác dụng HNO3 không tạo chất nào sau đây
A. NH4NO3 B. NO C. NO2 D. N2O5
Câu 28: HNO3 không thể hiện tính oxi hoá mạnh với chất nào sau đây
A. Fe3O4 B. Fe(OH)2 C. Fe2O3 D. FeO
Câu 29: Cho FeCO3 tác dụng HNO3. Sản phẩm khí hoá nâu một phần ngoài không khí và một muối kim loại là
A. CO, NO2, Fe(NO3)2 B. CO2, NO, Fe(NO3)3
C. CO2, NO2, Fe(NO3)2 D. CO2, NO2, Fe(NO3)3
Câu 30: Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3
A. Fe2O3, Cu, PO, P B. H2S, C, BaSO4, ZnO
C. Au, Mg, FeS2, CO2 D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe(OH)2
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 31 đến câu 60 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 60: Phương án nào sau đây không thể dùng để nhận biết NO3-
A. Cu, HCl B. Al, NaOH C. Fe2(SO4)3, H2SO4 D. FeSO4, NaHSO4
Câu 61: Dung dịch nào sau đây khi không hoà tan được Cu?
A. Dung dịch FeCl3 B. Dung dịch FeCl2
C. Dung dịch NaNO3 + HCl D. Dung dịch NaHSO4 + NaNO3
Câu 62: Nhiệt phân chất rắn X được khí A làm xanh quỳ tím, khí B làm đỏ quỳ tím. X là chất nào trong các chất sau
A. NH4HCO3 B. Cu(NO3)2 C. NH4Cl D. NH4NO3
Câu 63: Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A). Thêm 0,535 g NH4Cl vào 100 ml dung dịch A, đun sôi, để nguội rồi thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Dung dịch sẽ có màu
A. Xanh B. Đỏ C. Không màu D. Xanh, sau hoá đỏ
Câu 64: Phát biểu không đúng là
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Muối amoni kém bền với nhiệt
C. Dung dịch muối NH4+ điện ly hoàn toàn tạo ra môi trường axit
D. Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3
Câu 65: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng CO dư đi qua B nung nóng được chất rắn là
A. Al2O3 B. Cu và Al C. CuO và Al D. Cu và Al2O3
Câu 66: Cho các loại phân đạm sau: amoni sunfat, amoni clrua, natri nitrat có thể dùng dung dịch chất nào sau đây để phân biệt
A. NaOH B. NH3 C. Ba(OH)2 D. BaCl2
Câu 67: Hầu hết các phân đoạn Amôni đều thích hợp đất ít chua là do
A. Amôni (NH4+) không thuỷ phân.
B. Amôni (NH4+) thuỷ phân cho môi trường Axit.
C. Amôni (NH4+) thuỷ phân cho môi trường Bazơ.
D. Amôni (NH4+) thuỷ phân cho môi trường trung tính.
Câu 68: Cho dung dịch NaOH có pH = 12 (dung dịch A). Thêm 0,535 g NH4Cl vào 100 ml dung dịch A, đun sôi, để nguội rồi thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Dung dịch sẽ có màu
A. Xanh B. Đỏ C. Không màu D. Xanh, sau hoá đỏ
Câu 69: Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) qua ống đựng 32g CuO nung nóng, thu được chất rắn A và khí B. Cho A tác dụng với dung dịch HCl 2M dư. Thể tích axit đã tham gia phản ứng là
A. 0,5lít B. 0,25lít C. 0,15lít D. 0,75lít
Câu 70: Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch hiđroxit của một kim loại hóa trị không đổi thì thu được 4,48lít khí ở đktc và 26,1g muối khan. Công thức của hiđroxit kim loại đã dùng là A. Ba(OH)2 B. Ca(OH)2 C. KOH D. NaOH
Câu 71: Hoà tan 9,875g muối cacbonat vào H2O rồi cho tác dụng với H2SO4 vừa đủ thu được 8,25g muối sunfat trung hoà khan. Công thức của muối đã dùng là
A. (NH4)2CO3 B. NH4HCO3 C. NaHCO3 D. Na2CO3
Câu 72: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch có: NH4+, SO42-, NO3- rồi đun nóng thì được 6,72 lít (đktc) và 23,3g kết tủa. của (NH4)2SO4 và NH4NO3 là
A. 1M, 1M B. 2M, 2M C. 1M, 2M D. 2M, 1M.
Câu 73: Trong dung dịch H3PO4 có các ion sau
A. H+, HPO , PO B. H+, PO
C. H+, HPO , H2PO D. H+, HPO , H2PO , PO
Câu 74: Biết phần trăm khối lượng photpho trong tinh thể Na2HPO4.nH2O là 8,659%. Công thức phân tử của muối là
A. Na2HPO4.9H2O B. Na2HPO4.10H2O
C. Na2HPO4.11H2O D. Na2HPO4.12H2O
Câu 75: Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước có thể dùng mấy chất trong số các chất sau: CuSO4 khan; H2SO4 đặc, P2O5, KOH, BaO
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm tổng quát về nhóm nito, tính chất hóa học của hợp chất nito-photpho. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 Trường THPT Ngô Quyền
- Bài tập ôn tập Nito, Photpho, Silic môn Hóa học 11 năm 2019-2020
- 6 Dạng bài tập Chương 2 nhóm Nito - Photpho Hóa học 11
Chúc các em học tập tốt !